Chùm ảnh: Ngừng giao tiếp

truongtrivinh

01/04/2020 11:50

Các cửa hàng đóng cửa, thành phố ngừng giao tiếp và người dân rút về ẩn náu và cố thủ trong ngôi nhà của mình. Không khí thời chiến bắt đầu. Thực sự trong một cuộc chiến.

Đối mặt với bệnh dịch, trước khi Thủ tướng đưa ra chỉ thị về cách ly xã hội, thành phố cũng đã triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ. Các quá trình giao tiếp ngừng lại, người dân mua đồ tích trữ để chuẩn bị rút về ẩn náu và cố thủ trong căn nhà của mình, cùng vượt qua đại dịch.

Cửa hàng và những dãy phố luôn là nơi trưng ra sức sống của một thành phố. Người ta giao tiếp với một thành phố bằng cách đi mua thứ này thứ kia ở những cửa hàng. Những cánh cửa đóng kín luôn mang đến thông điệp quá trình giao tiếp bị dừng lại.

Không gian công cộng sở dĩ gọi là không gian công cộng, vì ở đó người ta chia sẻ chung một không gian, hít thở chung một bầu không khí. Và khi những không gian công cộng vắng người, thành phố như nín thở.

Nếu một buổi sáng ra đường bạn chợt nhận thấy quanh mình là những dãy cửa hàng đóng kín cửa, thành phố bống nhiên trở nên im lặng, những con người dẫu chưa biến mất, nhưng chỉ đi ngang qua và không dừng lại. Thành phố ngừng giao tiếp, và bất chợt vì vậy, mang một bộ mặt khác.

Nhiếp ảnh gia Maika Elan nhìn vào những bức ảnh và nhận xét, con người tạo nên thành phố. Thiếu con người, các thành phố trở nên na ná nhau.

Cũng có thể, giống như con người, khi ngừng giao tiếp, bỗng nhiên trở nên khép kín và xa lạ hơn. Và nhưng người lạ trong mắt chúng ta trở nên giống nhau. Đã bao giờ bạn thấy một người họ hàng bỗng nhiên giông giống một người hàng xóm khác.

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Bảo Dzoãn, một Sài Gòn khác hiện ra trong những ngày ứng phó với dịch bệnh, một vẻ đẹp khác, khép kín, hồi hộp và một chút tư lự vốn có nay được bộc lộ ra khi nhịp sống chậm lại.

Đường Trần Hưng Đạo khúc quận 5, vốn là một nơi buôn bán sầm uất, nơi lưu giữ văn hoá kinh doanh của người Sài Gòn, bất chợt im ắng vắng vẻ trong một ngày cuối tháng 3.
Đường Trần Hưng Đạo khúc quận 5, vốn là một nơi buôn bán sầm uất, nơi lưu giữ văn hoá kinh doanh của người Sài Gòn, bất chợt im ắng vắng vẻ trong một ngày cuối tháng 3. Những cửa hàng đóng cửa cũng tựa như nhưng khuôn mặt mang khẩu trang. Ai còn nhận ra đây là chợ vải Soái Kinh Lâm nhộn nhịp nổi tiếng của Sài Gòn, nếu không còn tấm biển Thương xá Đồng Khánh.

Đường phố tựa như ngày Tết
"Phố Tây" Bùi Viện là nơi người nước ngoài hay ghé đến như điểm hẹn vui chơi giải trí. Buổi sáng vốn cũng không phải giờ đông đúc của phố Bùi Viện, nhưng cả phố đột nhiên trở nên vắng lặng, không một hàng quán nào mở. Ông bảo vệ của quán JoJo dường như quên không đeo khẩu trang bởi phố vắng người.

McDonald
Những nhãn hiệu Fastfood như MacDonald vốn là biểu tượng của giới trẻ và lối sống hiện đại. Nhưng giờ đây chuỗi này cũng phải tạm dừng. Những hệ thống lớn dù có thúc đẩy chuyển sang giao hàng cũng không thể nào bù lại chi phí vận hành, chưa kể những khó khăn về nguồn cung nguyên liệu, nên đóng cửa là giải pháp tối ưu.

Những của hàng thời trang vốn tấp nập giờ không bóng người lai vãng. Bệnh dịch kéo dài hệ luỵ tiếp theo là kinh tế suy thoái, thời trang sẽ còn tiếp tục bị ảnhh hưởng khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao
Những của hàng thời trang vốn tấp nập giờ không bóng người lai vãng. Bệnh dịch kéo dài hệ luỵ tiếp theo là kinh tế suy thoái, thời trang sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao. Hai ngày trước khi Vincom đóng cửa, các cửa hàng đã vắng người.

Trung tâm thương mại Vincom. Chỉ còn lưa thưa những khuôn mặt mang khẩu trang lướt qua
Trung tâm thương mại Vincom. Chỉ còn lưa thưa những khuôn mặt mang khẩu trang lướt qua.

Những không gian sinh hoạt công cộng như công viên, sân tập cũng vắng bóng người. Ít nhất trong giai đoạn này, người ta hạn chế hít chung một bầu không khí.
Những không gian sinh hoạt công cộng như công viên, sân tập cũng vắng bóng người. Ít nhất trong giai đoạn này, người ta hạn chế hít chung một bầu không khí.

Những tài xế đưa hàng của các ứng dụng gọi xe, vẫn quen được gọi là shipper, giờ đóng vai trò như nhịp cầu giao tiếp.
Những tài xế đưa hàng của các ứng dụng gọi xe, vẫn quen được gọi là shipper, giờ đóng vai trò như nhịp cầu giao tiếp.

Nhưng bên dưới bộ mặt tĩnh lặng của thành phố, bên trong các siêu thị bán thực phẩm và hàng hoát thiết yếu, là cả một sự sôi sục. Mọi người đi mua và tích trữ hàng hoá dự phòng mùa dịch và cách ly, chuẩn bị cho ngôi nhà của mình. Cuộc sống vẫn sôi động bên dưới vẻ tĩnh lặng ẩn mình đó.

Những kệ thực phẩm hết hàng thường xuyên được nhìn thấy. Dù thành phố khẳng định đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm, nhưng hệ thống vận hành không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp cho việc lấp đầy hàng vào kệ trước các nhu cầu tăng vọt. Việc đáp ứng đủ nguồn hàng và bình ổn thị trường cũng như tâm lý xã hội là một nỗ lực rất lớn của chính quyền và doanh nghiệp.

Bảo Zoãn

truongtrivinh
Bạn đang đọc bài viết "Chùm ảnh: Ngừng giao tiếp" tại chuyên mục Thực tiễn Quản lý.