Kiểu Sếp nào tác động đến thành công trong sự nghiệp của cấp dưới ?

Quỳnh Giang (Theo CNBC)

20/02/2024 11:03

Tom Gimbel là chuyên gia về văn hoá nơi làm việc kiêm giám đốc điều hành công ty tìm kiếm việc làm LaSalle Network tại Chicago. Ông cho biết rằng kiểu sếp mà bạn có có thể tác động rất lớn đến thành công trong sự nghiệp hoặc cấp dưới của bạn, họ có thể giúp nhân viên phát triển trong môi trường văn minh hoặc khiến trải nghiệm hằng ngày của bạn trở thành cơn ác mộng

Ông chia sẻ những nhân viên kì cựu chưa chắc đã phân biệt được người lãnh đạo mình có phải là một ông chủ tốt hay không vì họ thường có khái niệm mập mờ về khả năng lãnh đạo tốt và sự độc tài trong công việc.

Theo một cuộc khảo sát của công ty dịch vụ sàng lọc việc làm GoodHire, 82% công dân Mỹ cho biết họ bỏ việc vì đã có một người quản lý tồi. 

Vì thế, nhận biết những dấu hiệu càng sớm có thể giúp bạn không gặp rắc rối ngay từ những ngày đầu làm việc. Theo nghiên cứu, Gimbel nói rằng có bảy loại lãnh đạo, trong đó một loại rõ ràng là tốt hơn những loại còn lại được xếp theo thứ tự phổ biến nhất: 

1. Ông chủ máy xay

2. Ông chủ động viên

3. Ông chủ “ma"

4. Ông chủ tự ái

5. Ông chủ muốn trở thành sếp kiêm “bạn thân"

6. Ông chủ “cân bằng"

7. Ông chủ núi lửa

      1. Ông chủ máy xay

325-1666284573.jpeg

 

Một ông chủ máy xay là một nhà lãnh đạo liên tục làm việc chăm chỉ, đó chắc chắn có thể là một điều tích cực. Tuy nhiên, họ luôn khiến nhân viên của mình cảm thấy bản thân phải làm cùng với tốc độ của họ hoặc xem nhân viên chỉ là những “diễn viên phụ" trong công ty. 

Từ đó, những ông chủ sẽ không bao giờ thấy hài lòng với những gì người khác đã làm: nhân viên có thể thấy mình đã làm việc quá sức để đáp ứng kỳ vọng cao ngất của người lãnh đạo nhưng vẫn luôn đối mặt với sự phê bình vì làm không đủ.

      2. Ông chủ động viên 

326-1666284573.png

Một ông chủ động viên có một số phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời: Họ khuyến khích nhân viên khi bạn đang gặp khó khăn, khen thưởng bạn khi bạn hoàn thành điều gì đó và luôn đề nghị hỗ trợ bạn khi bạn cần. Họ cũng lạc quan và luôn muốn bạn “nhìn vào khía cạnh tươi sáng”.
 
Điều đó hoàn toàn tốt nhưng những những ông chủ hay động viên đôi khi có thể khó thừa nhận các vấn đề của công ty hoặc không thể chấp nhận các tin xấu vì họ là những người theo chủ nghĩa tích cực. 

      3. Ông chủ “ma”

Gimbel nói một ông chủ ma thường lãnh đạo rất kém bởi vì họ không bao giờ có mặt ở đó.

Thông thường, họ không cập nhật công việc của công ty và không thể sẵn sàng hỗ trợ khi nhân viên cần. Họ không thể cung cấp thông tin phản hồi hữu ích giúp công ty của họ đi đúng hướng, điều này khiến nhân viên khó định hướng công việc của mình.

Ông chủ “ma” cũng có thể gây hại cho sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên vì họ không thể trở thành một người cố vấn mà họ có thể học hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ.

      4. Ông chủ tự ái

Theo Gimbel, một ông chủ tự ái chỉ viết lo lắng về bản thân và cảm giác của họ. Họ ưu tiên những gì sẽ mang lại lợi ích cho họ nhiều nhất, làm cho nhu cầu của công ty của họ trở thành một sự lựa chọn thứ 2. Kết quả là nhân viên của họ có thể sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi trong chính nơi mình cố gắng cống hiến. 

Họ thích được tâng bốc và sẽ ghi nhận công lao cho những ý tưởng hay hoặc các thước đo thành công khác.

      5. Ông chủ muốn trở thành sếp kiêm “bạn thân”

328-1666284573.jpeg

Sếp “muốn trở thành BFF của bạn” coi trọng việc được người khác yêu thích. Họ thích giao lưu tại nơi làm việc và ưu tiên kết bạn hơn là lãnh đạo đúng cách và giữ cho một nhóm có trách nhiệm. Họ có thể khiến bạn mất tập trung vào công việc và cản trở tiến độ của cả nhóm vì họ rất quan tâm đến việc trở thành “BFF” với mọi người xung quanh.

      6. Ông chủ “cân bằng”

Gimbel nói: Những người sếp tốt nhất cân bằng giữa trách nhiệm và quan tâm: Họ đưa ra phản hồi trung thực về công việc của bạn, cho dù nó tốt hay xấu, và thách thức bạn thực hiện hết khả năng của mình.

Họ cũng thực sự quan tâm đến nhân viên của mình như những con người. Điều đó có thể liên quan đến sự hiểu biết khi nào một nhân viên đang có một ngày khó khăn hoặc đang giải quyết một vấn đề cá nhân và cố gắng giải quyết tốt nhất có thể.

Tìm kiếm hoặc trở thành kiểu sếp đó rất khó vì rất ít người hoàn toàn phù hợp với mọi phần của định nghĩa này - nhưng một người sếp ít nhất cố gắng mô phỏng những phẩm chất đó là điều bạn nên tìm kiếm hoặc phấn đấu để trở thành.

      7. Ông chủ núi lửa

329-1666284573.jpeg

 

Theo Gimbel, một ông chủ núi lửa tương tự như một ông chủ ma vì “họ không thực sự quan tâm đến công việc bạn đang làm” và không hướng dẫn hoặc tư vấn cho bạn trong suốt chặng đường. 

Sự khác biệt: Họ “nổ ra, thổi bùng” vào nhân viên khi họ không hài lòng với một nhiệm vụ hoặc công việc được giao. Những ông chủ đó không nhận ra rằng đó phần lớn là lỗi của họ khi nhiệm vụ hoàn thành khác xa với những gì họ muốn.

May mắn thay, những ông chủ này là ít phổ biến nhất. Cơ hội bạn gặp - hoặc trở thành họ là khá thấp.

Quỳnh Giang (Theo CNBC)