Hơn một nửa nhân sự ở thượng tầng rời đi sau chưa đầy 1 năm về đầu quân, chuyện gì lại xảy ra ở Coteccons?

Thuận Hiếu

03/01/2022 16:28

03 thành viên trong số các nhân sự chủ chốt rời khỏi Coteccons trong vòng 1 tháng sau chưa đầy 1 năm về đầu quân. Chuyện gì lại đang diễn ra ở Coteccons?

vbi-7-1641187545.jpg

Mới đây, ông Phan Hữu Duy Quốc, một trong những nhân sự cấp cao của Coteccons vừa có đơn từ nhiệm kể từ ngày 4/1.

Ông Phan Hữu Duy Quốc vừa có đơn từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) từ ngày 4/1/2022 vì lý do cá nhân. Trong đơn từ nhiệm, ông Quốc chia sẻ đây là quyết định khó khăn và ông hy vọng có cơ hội làm việc với Coteccons một lần nữa trong tương lai.

ctd-phan-huu-duy-quoc-1641186234.jpgÔng Phan Hữu Duy Quốc

Trước khi chính thức tham gia Coteccons vào tháng 3/2021, ông Quốc là Phó Trưởng đại diện tập đoàn Shimizu (Nhật Bản) và là nhân sự chủ chốt tham gia xây dựng phần ngầm của tuyến metro số 1.

Tại Coteccons, ngoài nhiệm vụ chính là phát triển các mảng kinh doanh phi truyền thống (hạ tầng, năng lượng...) theo định hướng đa dạng hóa mà Coteccons công bố tại đại hội cổ đông vào tháng 4/2021, ông Quốc còn phụ trách việc phát triển mới và quản lý một loạt các dự án dân dụng, đặc biệt là mảng Thiết kế thi công (Design and Build) và đề ra chiến lược phát triển công nghệ mới (R&D) 

Theo Coteccons, ông Quốc đã lần lượt thành lập các phòng ban như Ban hạ tầng và năng lượng, phòng R&D, ban dự án EPC, phụ trách việc ổn định và phát triển mảng D&B cũng như quan hệ đối ngoại với các cơ quan nghiên cứu và trường đại học.

Ông Quốc cũng là gương mặt quen thuộc với giới xây dựng khi tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội nghề nghiệp. Gần đây, ông Quốc là người phối hợp cùng với các hiệp hội nhà nghề, các tạp chí uy tín của ngành xây dựng, tham gia tổ chức hàng chục hội thảo trực tuyến để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về các lĩnh vực khác nhau trong giới xây dựng, biến đại dịch Covid thành cơ hội để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau trong ngành xây dựng, được cộng đồng xây dựng đánh giá cao.

Ông Phan Hữu Duy Quốc là phó tổng giám đốc thứ hai rời Coteccons, và là thành viên thứ ba trong số các nhân sự chủ chốt rời khỏi Coteccons trong vòng 1 tháng. Trước đó, ông Michael Trần, cựu phó tổng giám đốc của Hòa Bình, đã rời khỏi Coteccons vào cuối tháng 11/2021 sau khi gia nhập Coteccons một năm trước đó.

Phó Tổng Giám đốc Coteccons từ chức sau một năm ngồi 'ghế nóng'

Ông Michael Trần, cựu phó tổng giám đốc của Hòa Bình

Bà Trịnh Quỳnh Giao, một thành viên chủ chốt trong việc tái cấu trúc và ổn định Coteccons sau khủng hoảng, đại diện cho cổ đông lớn The 8th, cũng đã rời khỏi Coteccons vào đầu tháng 12/2021 sau khi được bầu vào Hội đồng quản trị vào tháng 4/2021.

Bà Trịnh Quỳnh Giao – đại diện nhóm cổ đông ngoại The8th – bất ngờ rút khỏi HĐQT

Bà Trịnh Quỳnh Giao

Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cũng cho rằng ông Lý Xuân Hải, cựu Tổng giám đốc của ngân hàng ACB, cũng đã rời Coteccons vào cuối tháng 11/2021. Sự ra đi của các nhân sự chủ chốt trong những ngày cuối năm khiến nhiều cổ đông của doanh nghiệp lo ngại về sự ổn định thượng tầng và việc vận hành của Coteccons trong thời gian tới, bên cạnh những thông tin tích cực về việc thắng thầu nhiều dự án trong năm 2021, với sự đóng góp của những nhân vật chủ chốt nêu trên.

 

Lý Xuân Hải, nhân tố bất ngờ tại Coteccons - CafeLand.Vn

Ông Lý Xuân Hải, cựu Tổng giám đốc của ngân hàng ACB

Coteccons là tập đoàn xây dựng đầu ngành tại Việt Nam, đã trải qua những bất ổn thượng tầng trong năm 2020, và gần đây có những dấu hiệu ổn định trở lại sau khi có sự gia nhập của hàng loạt những nhân vật có tiếng trong giới tài chính như Lý Xuân Hải, Trịnh Quỳnh Giao, và giới xây dựng như Michael Trần, Phan Hữu Duy Quốc, Christophe Seineki.

Trong buổi đối thoại với cổ đông vào giữa tháng 12/2021, Ban điều hành Coteccons cho biết ngay cả thời điểm khủng hoảng nhất trong năm 2020, tỷ lệ nhân sự rời đi vẫn chưa đến 50% như tin đồn, tới thời điểm hiện tại công ty đã kiểm soát trở lại mức dưới 20%.

Hiện vị trí Tổng Giám đốc ở Coteccons vẫn đang bỏ ngỏ. Theo ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT Coteccons, với một tổ chức có văn hoá hình thành 17 năm sẽ rất khó để tìm kiếm một CEO phù hợp.

"Ngay cả khi vị trí CEO bị khuyết thì hệ thống phòng, ban của Coteccons vẫn vận hành mà không hề gặp khó khăn nào. Công ty vẫn cần có CEO và đang làm việc tích cực tìm kiếm ứng viên phù hợp", Chủ tịch Coteccons cho hay.

Chủ tịch Coteccons kể chuyện đi làm lái xe, khuân vác và đi giao hàng - CỘNG ĐỒNG KINH DOANH VIỆT NAMTrước cuộc khủng hoảng nhân sự cao cấp như trên, lần đầu tiên Coteccons bước qua lời nguyền “không vay nợ”. Cụ thể, Coteccons sẽ chính thức vay nợ thông qua trái phiếu.

Theo đó, Coteccons vừa thông báo chào bán 500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Nguồn vốn huy động được sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động kinh doanh, thanh toán chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí thuê nhân công tại các dự án thuộc công ty.

Mỗi trái phiếu của Coteccons có mệnh giá 1 tỷ đồng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn của trái phiếu là 3 năm với lãi suất cố định 9,5%/năm. Tiền lãi được doanh nghiệp trả định kỳ 6 tháng mỗi lần.

Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia phải mua tối thiểu 20 trái phiếu, tương đương 20 tỷ đồng. Nhà đầu tư tổ chức, số trái phiếu tối thiểu cần mua là 50 trái phiếu, tương đương 50 tỷ đồng.

Trong suốt thời gian dài từ khi thành lập đến trước khi thay đổi cơ cấu ban lãnh đạo, Coteccons dưới thời cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bá Dương được biết đến với phương châm không vay nợ, nhờ đó không hề phát sinh chi phí lãi vay, giúp cấu trúc tài chính vững vàng hơn so với các nhà thầu khác.

Không chỉ phát hành trái phiếu, ban lãnh đạo mới của Coteccons thời gian qua cũng đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp khác, điển hình như Novaland (155 tỷ đồng), Vinpearl (96 tỷ đồng) để đa dạng hóa nguồn thu từ hoạt động tài chính. Trước đó, Coteccons gần như chỉ sử dụng nguồn tiền mặt gần 3.000 tỷ đồng của mình gửi ngân hàng để nhận lãi định kỳ.

Sau 9 tháng đầu năm, doanh thu của Coteccons giảm 40% so với cùng kỳ còn gần 6.200 tỷ đồng. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đến 75%, chỉ đạt 88 tỷ đồng.

Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov thừa nhận nhiều khả năng doanh thu năm nay của công ty chỉ đạt khoảng 8.500 - 9.000 tỷ đồng, tương đương 50% kế hoạch ban đầu.

Thuận Hiếu