Mối quan hệ với sếp tốt đến đâu cũng không nói 3 điều này

Thùy Linh

11/04/2023 16:21

Trao đổi trực tiếp về điều gì đó với sếp là cơ hội để cải thiện ấn tượng của bạn, nhưng những chủ đề không phù hợp sẽ không chỉ làm hỏng hình ảnh chính bạn mà còn gây ra nhiều rắc rối.

Phàn nàn với sếp công việc quá khó khăn

Phàn rằng công việc quá khó khăn sẽ khiến sếp của bạn nghĩ rằng bạn không đủ năng lực.

Thực tế cho thấy rất khó để tìm được một công việc ưng ý và dễ dàng. Ngay cả khi bạn ngồi vào vị trí của sếp, bạn cũng sẽ gặp rắc rối.

Nhiều người có quan niệm “đứng núi này trông núi nọ”, nhưng khi lên đến một ngọn núi cao, chúng ta sẽ thấy rằng còn có một ngọn núi ở phía bên kia của ngọn núi, đó là vô tận.

Khi khó khăn ập đến, có người dốc sức chống đỡ và vượt qua, có người kêu ca không ngớt, mong nhận được sự đồng cảm của người khác.

pexels_artem_podrez_8518647

Ảnh minh họa.

Tờ "A World Without Complaints" viết: "Phàn nàn giống như hơi thở có mùi hôi. Phát ra từ miệng người khác, chúng ta sẽ để ý; nhưng khi nó phát ra từ chính miệng chúng ta, chúng ta không thể nào biết được".

Nghĩ theo một cách khác, nếu bạn phàn nàn ngay khi mở miệng, sếp của bạn có cảm thấy khó chịu không? Điều gì không thích thì hãy thay đổi, nếu đã định là không thể thay đổi thì hãy thay đổi thái độ của mình. Phàn nàn là không cần thiết.

Khi bạn ngừng phàn nàn, tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn và bạn cũng có thể thiết lập một hình ảnh vững chắc và bình tĩnh.

Trên thực tế, nếu một nhân viên có tinh thần làm việc không tốt, người sếp sẽ nhìn thấy và lặng lẽ quan sát. Nếu một nhân viên nhiệt huyết, người sếp cũng sẽ nhìn thấy và chủ động thể hiện sự ưu ái của mình.

Nếu bạn luôn phàn nàn về công việc của mình, sếp của bạn sẽ nghĩ rằng bạn không phù hợp với công việc và không thể thích nghi với môi trường làm việc. Nếu bạn vẫn phàn nàn sau khi thay đổi công việc một vài lần, bạn có thể là người tiếp theo bị sa thải.

Nói xấu đồng nghiệp với sếp

Những lời coi thường người khác đi một vòng rồi sẽ đến tai đồng nghiệp, người bị bạn coi thường cũng có thể sẽ coi thường bạn trước mặt sếp.

Mọi người đều có nhận thức riêng của họ. Những người sếp có có cái nhìn riêng về cấp dưới của họ. Nhưng nếu bạn dùng đủ loại lời lẽ hằn học để hạ thấp ai đó, sếp chẳng những không cho rằng bạn rất có năng lực mà còn nghĩ bạn là kẻ thích đưa chuyện.

Ví dụ, bạn đi công tác với một đồng nghiệp nào đó, khi trở lại làm việc, bạn đã ngay lập tức báo cáo với sếp rằng đồng nghiệp của bạn đối xử không tốt với người khác, điều này gây ra rất nhiều điều không vui. Nhưng sếp sẽ không tin vào lời nói của bạn mà sẽ nhìn vào hiệu quả thực tế của chuyến công tác.

Kẻ mạnh nâng đỡ nhau, kẻ yếu giẫm lên nhau. Nếu bạn muốn đi đến một nơi cao hơn, đừng giẫm đạp lên người khác mà hãy tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Khi bạn trở nên xuất sắc và sẵn sàng giúp đỡ người khác, sẽ có rất nhiều người xung quanh bạn. Khi thời gian trôi qua, nhiều người sẽ khen ngợi bạn. Có cơ hội, bạn sẽ được mọi người đề bạt lên vị trí cao hơn.

moi quan he voi sep Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Nói với sếp những điều không thuộc phạm vi nhiệm vụ

Sếp yêu cầu bạn quản lý kho nhưng bạn lại nói chuyện sản xuất gia công. Đáng sợ nhất chính là người nói cái gì cũng biết nửa vời và nhúng tay vào việc của người khác.

Trên diễn đàn việc làm có người hỏi: “Nếu gặp phải đồng nghiệp thích xen vào việc của người khác thì phải làm sao?”.

Một người trả lời: "Loại người này chỉ giả vờ thông minh. Anh ta muốn làm nhụt tinh thần của người khác và chứng tỏ rằng công việc của anh ta tỉ mỉ hơn và tiêu chuẩn của anh ta tốt hơn. Thực ra, anh ta chỉ đang quậy phá thôi”.

Có thể thấy xen vào việc của người khác phiền toái như thế nào. Nếu người khác không thể làm tốt công việc của họ và cần sự giúp đỡ của bạn, họ sẽ tự nhiên tìm đến bạn, tại sao bạn lại phải ngáng đường?

Bậc thầy xã giao Carnegie nói: "Mọi sự giao tiếp đều có ranh giới cuối cùng không thể vượt qua. Giữa hai con người, ranh giới này không rõ ràng, nhưng chắc chắn. Mọi rắc rối và xung đột đều nảy sinh từ những lần vô tình muốn vượt qua ranh giới này".

Nếu hôm nay bạn can thiệp vào công việc của đồng nghiệp, liệu ngày mốt bạn có can thiệp vào công việc của sếp không? Có thể sếp sẽ nghĩ vậy nên luôn đề phòng bạn.

Sở dĩ sếp có mối quan hệ tốt với bạn là vì trong công việc bạn cần một người cộng sự và hai người cần thiết lập nền tảng cho nhau. Vì vậy, bạn phải quản lý tốt cái miệng của mình và tuân thủ nguyên tắc nói ít làm nhiều.

Thùy Linh