• 0903.717.552
  • toasoan@nhaquanly.vn
  • Danh sách tạp chí
  • Tìm kiếm
Nguyễn Thu Trang # Lưu Thị Trang Thảo
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông và bài học từ 5 chiến dịch “đi vào lòng đất”
  • Kết cục nào cho nhân viên thích nịnh sếp
  • Hanoi Melody Residences – Nơi mọi ô cửa đều mở ra miền xanh yên bình
  • Bán hơn 35% cổ phần một công ty năng lượng cho 'ông trùm' điện lực lớn nhất Nhật Bản, đế chế Thành Thành Công của doanh nhân Đặng Văn Thành 'khủng' như thế nào?
  • Nghiệp vụ "đặc biệt" đã giúp hãng hàng không Vietjet từ lỗ biến thành lãi như thế nào?
  • Nông dân miền Trung - Tây Nguyên cùng nhau đua tài
  • Nghiên cứu - Đào tạo
  • Chuyện Quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe
    Video ẢNh Infographic eMagazine
Giữa cơn biến động, người tỉnh táo và bản lĩnh luôn nhìn thấy lối đi.

Năm 2018 vừa đi qua với nhiều biến động và thách thức. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo nên sóng gió trên phạm vi toàn cầu, dẫn tới những dịch chuyển về chính sách, về dòng vốn đầu tư, về dòng chảy hàng hóa, về chuỗi cung ứng; làm đứt gãy những quan hệ và quan niệm truyền thống trong giao thương. Việt Nam, nằm sát bên Trung Quốc và có nền xuất khẩu phụ thuộc vào khối FDI, cũng đang cảm nhận ngày một rõ hơn sức nóng từ các chính sách thuế, từ sự yếu đi của thương mại tự do toàn cầu, từ sự thay đổi cán cân thương mại Việt - Trung.

Nhưng giữa cơn biến động, người tỉnh táo và bản lĩnh luôn nhìn thấy lối đi. Chiến tranh thương mại là dịp để thế giới, và cả Việt Nam, bớt phụ thuộc vào công xưởng Trung Quốc. Các công ty Mỹ gặp khó khăn tại Trung Quốc có thể chuyển hướng sang Việt Nam. Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm có thể là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, trở thành người chơi chủ động và tích cực. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam và hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đang tiếp bước.

Năm qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế. Mười năm sau “Nghị quyết Tam nông”, trên cánh đồng nông nghiệp mới của Việt Nam đã đơm nhiều trái ngọt. Xuất khẩu nông sản năm 2018 đạt trên 40 tỉ USD, một con số kỷ lục, trong đó nhiều nhóm ngành hàng tiếp tục tăng trưởng và lập kỷ lục mới như thủy sản vượt qua 9 tỉ USD, rau củ quả ước đạt 4 tỉ USD. Đấy chính là chỉ dấu cho thấy triển vọng lạc quan của chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó bao gồm cả việc chuyển đổi cơ cấu ngành, ứng dụng công nghệ cao và các mô hình kinh tế hiệu quả để mang lại giá trị chiều sâu cho nông sản và sự phát triển ổn định dài lâu cho nông nghiệp Việt Nam. Tư duy phát triển nông nghiệp định hướng thị trường, lấy tín hiệu thị trường làm mệnh lệnh cho sản xuất đã cho thấy hiệu quả trên thực tế.

Bước vào năm mới 2019, theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế Việt Nam và toàn cầu sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa. Nhưng những gì chúng ta vừa trải qua và làm được cho thấy, giữa rủi ro và thách thức, cơ hội vẫn vô cùng lớn cho những người bản lĩnh.

Ban biên tập

  • Nghiên cứu - Đào tạo
  • Chuyện Quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe

Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý - ISSN 1859- 0772

Giấy phép hoạt động báo điện tử số 324/GP-BTTTT  của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/07/2017

Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý

Tổng biên tập: ThS Nguyễn Đăng Bình

Trụ sở tòa soạn: 27 đường 23, P.Tân Quy, Q.7, TP.HCM

Hotline: 0903.717.552

Email: toasoan@nhaquanly.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - ĐÓNG GÓP Ý KIẾN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO - BÁO GIÁ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký