Nghịch lý doanh nghiệp BĐS, lãi lớn nhưng âm dòng tiền, gánh nặng nợ tăng

Kết quả thống kê của FiinGroup cho thấy, trong quý 2/2021, nhóm doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm với những con số khả quan. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay, các rủi ro tài chính đang hiện hữu đó là, âm dòng tiền kinh doanh, gánh nặng nợ vay lớn và tồn kho bất động sản tăng mạnh.

Theo đó, mặc dù lãi lớn, song điểm chung của các doanh nghiệp bất động sản nửa đầu năm nay là phần lớn vẫn chưa hoàn thành 50% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Ngoài Vinhomes và Novaland đạt xấp xỉ 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm, phần lớn các doanh nghiệp còn lại chỉ mới đạt trên dưới 10-30% kế hoạch lợi nhuận cả năm.   

nvl-dt-1619493895245814134608-1629352784.png

Biểu đồ Doanh thu thuần (tỷ VNĐ) của Tập đàn Novaland; CAGR 2016 – 2020: 3% (ảnh minh họa)

Cụ thể, lợi nhuận phân khúc bất động sản dân cư tăng 60%, bất động sản bán lẻ tăng 131%, điển hình như Vinhomes (HoSE:VHM), lợi nhuận trên toàn thị trường với lãi ròng 15.781 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Tập đoàn Novaland (HoSE: NVL) cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nửa đầu năm nay, công ty có doanh thu hợp nhất  gần 7.097 tỷ đồng, tăng gần 282% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số đại gia bất động sản khác cũng báo kết quả kinh doanh khả quan: CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 82% trong 6 tháng đầu năm, đạt  637 tỷ đồng. CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) với doanh thu đạt 1.948,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 471,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 31,1% và 15,4% so với cùng kỳ năm 2020…

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay, các rủi ro tài chính đang hiện hữu đó là, âm dòng tiền kinh doanh, gánh nặng nợ vay lớn và tồn kho bất động sản tăng mạnh.

Theo kết quả thống kê, doanh nghiệp bất động sản có dòng tiền kinh doanh âm nhiều nhất là CTCP Đầu tư Hải Phát (Mã: HPX). Dù lãi ròng hơn 114 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng gần gấp đôi cùng kỳ, song dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp này âm 1.550 tỷ đồng do tồn kho thêm gần 1.455 tỷ đồng và các khoản phải thu tăng thêm 591 tỷ đồng.

Tương tự, tại Khang Điền, gánh nặng nợ vay cũng tăng hơn 40% so với đầu năm, lên mức 2.590 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay tại OCB và VietinBank. Hiện hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu tại khang Điền là 30%. Trong 6 tháng, công ty ghi nhận âm 841 tỷ đồng tiền từ hoạt động kinh doanh, trong khi cùng kỳ dương 455 tỷ đồng…

httpchannelvcmediavnprupload270201811img20181120170526619-1542767864214105470565-1629352784.jpg

Nợ vay lớn và tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao là đặc trưng của doanh nghiệp bất động sản (ảnh minh họa)

Tất nhiên, nợ vay lớn và tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao là đặc trưng của doanh nghiệp bất động sản, song nếu tỷ lệ này quá cao, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng.

Bên cạnh đó, ở một diễn biến khác cho thấy,  thị trường bất động sản quý 3/2021 đang trầm lắng khiến lợi nhuận quý 3/2021, của doanh nghiệp bất động sản dự đoán kém khả quan. Nhưng nhìn chung,  triển vọng của thị trường bất động sản cuối năm và những năm tới, khi dịch bệnh được kiểm soát, chính sách lãi vay mua nhà thấp kỷ lục, chiến dịch tiêm chủng vắc xin đang được triển khai quyết liệt… vẫn rất khả quan.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Agriseco, nhu cầu mua nhà chạm đáy trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, nhiều tỉnh thành phải giãn cách xã hội. Tuy nhiên, ngay sau khi khống chế được dịch thị trường sẽ trở lại, nhu cầu sẽ hồi phục mạnh mẽ, khả năng thị trường bất động sản ấm trở lại sau quý 3/2021.

 

Thiên Kim

Link nội dung: https://www.nhaquanly.vn/nghich-ly-doanh-nghiep-bds-lai-lon-nhung-am-dong-tien-ganh-nang-no-tang-a5363.html