Sơ hở ký hợp đồng, liệu Trần Doãn Group của CEO Trần Ngọc Doanh có đòi lại được quyền lợi?

Lê Hà- Hoài Thu

29/04/2022 14:48

Trong hợp đồng giữa Trần Doãn Group và Gamuda Land, thì Trần Doãn ở thế bất lợi hơn vì những sơ hở trong đó mà Trần Doãn không chú ý. Kiện Gamuda Land nhưng nếu không chứng minh được thiệt hại do phía Gamuda Land gây ra liệu Trần Doãn Group có đòi lại được quyền lợi?

Theo nội dung vụ việc, trong cam kết hợp đồng ký giữa Trần Doãn Group và Gamuda Land, thì phía Gamuda Land có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu cho rằng, nhận thấy phía Trần Doãn vi phạm hợp đồng. Sau đó, phía Trần Doãn Group đã đề nghị Gamuad Land giảm tiền thuê mặt bằng, nhưng bị từ chối. Sau nhiều lần thương lượng bất thành, phía Gamuda vẫn cương quyết bảo lưu ý quan điểm, không chấp nhận giảm giá.

Phía Trần Doãn nại lý do dịch bệnh khó khăn nên chậm thanh toán chi phí thuê mặt bằng cho Gamuda Land. Cho rằng Trần Doãn Group cố tình trễ hạn thanh toán là vi phạm cam kết hợp đồng đã ký giữa hai bên, Gamuda Land gửi thông báo chấm dứt hợp đồng với Trần Doãn Group.

Cũng theo thông tin vụ việc, căn cứ để Gamuda Land chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Trần Doãn Group là áp dụng mục 12.4 điều 12 của Hợp đồng ký giữa hai bên.  

tran-doan-h0-1651202461.jpg

Ông Trần Ngọc Doanh- CEO Trần Doãn Group

Trong khi đó thời hạn thuê mặt bằng này theo hợp đồng là 15 năm, phía Trần Doãn đầu tư hơn 100 tỷ đồng, chỉ mới đưa vào sử dụng được hơn 2 năm thì dính dịch Covid, khiến Trần Doãn Group bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Để đòi lại quyền lợi của mình, thay mặt cho Trần Doãn Group, ông Trần Ngọc Doanh- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trần Doãn Group đã khởi kiện Gamuda Land ra Tòa án quận Tân Phú, TP HCM.

Trong yêu cầu khởi kiện, ông Trần Ngọc Doanh yêu cầu Gamuda Land phải bồi thương thiệt hại cho Trần Doãn Group với con số hàng trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong vụ kiện này, xét ở góc độ pháp lý, với các quy định, chế tài pháp luật dân sự liên quan, thì còn nhiều yếu tố pháp lý phải xem xét, cân nhắc và áp dụng công tâm, khách quan và hài hòa cho hai phía nguyên đơn (là Trần Doãn Group) và phía bị đơn (là Gamuda Land).

Cụ thể hơn, nếu nhìn vào nội dung cam kết trong hợp đồng này, nhìn vào tình hình thực tế vào thời điểm hợp đồng- thương vụ và việc kinh doanh được thực hiện tại mặt bằng, cụ thể là tình trạng dịch Covid và giãn cách xã hội xảy ra, vận dụng các chế tài về quy định trong hợp đồng và giao dịch dân sự… thì cơ hội mà Trần Doãn Group thắng kiện, đòi được quyền lợi còn… bỏ ngỏ, có sự mơ hồ!

Theo một luật sư (đề nghị giấu tên) thì căn cứ vào vụ việc, nói nôm na yêu cầu bồi thường của Trần Doãn Group gồm hai căn cứ pháp lý là đòi bồi thường hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đòi bồi thường hợp đồng tức là dựa vô các cam kết của hợp đồng mà hai bên thống nhất ghi nhận và ký kết để đòi bồi thường.

Còn đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là dựa vào, căn cứ vào những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng đó, nhưng có tính liên quan, liên đới trách nhiệm, để đòi bồi thường các thiệt hại mà đương sự (ở đây là Trần Doãn Group) cho là mình bị thiệt hại.

td-2-1651202998.jpg

Ông Trần Ngọc Doanh  tại sự kiện Talkshow nói về vụ kiện Gamuda Land

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, các yêu cầu này đều phải được Trần Doãn Group chứng minh thiệt hại và cung cấp các bằng chứng cho sự thiệt hại đó. Ngoài ra Trần Doãn Group phải chứng minh được sự liên quan, sự có lỗi của Gamuda Land trong vụ việc, và thiệt của Trần Doãn Group.

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì có thể thấy khả năng chứng minh được lỗi hay sự vi phạm của Gamuda Land trong hợp đồng- thương vụ này là khá yếu. Vì như đã phân tích, trong hợp đồng này Gamuda Land đã “cao tay” “gài bẫy” với Trần Doãn Group khi tạo cho mình những lối thoát an toàn, không bị ràng buộc trách nhiệm. Nói cách khách, nếu dựa vào cam kết trong hợp đồng thì khó truy trách nhiệm, truy lỗi cho Gamuda Land để đòi bồi thường.

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có hai nguyên tắc, hai yếu tố pháp lý cần tính đến, cần thỏa mãn và buộc phải chứng minh được. Đó là, thứ nhất, luật pháp quy định phải có thiệt hại ngoài hợp đòng xảy ra, và phải chứng minh được điều đó. Thứ hai là phải chứng minh được tính nhân- quả, tính liên đới giữa thiệt hại ngoài hợp đồng có liên quan đến bên gây ra thiệt hại này.

“Với yêu cầu pháp lý thứ nhất, phía Trần Doãn Group phải cung cấp và chứng minh được tại Tòa án những thiệt hại ngoài hợp đồng bằng các bằng chứng (hồ sơ, tài liệu liên quan) mà họ có được. Với yêu cầu pháp lý thứ hai, phía Trần Doãn Group phải chứng minh được thiệt hại ngoài hợp đồng này là do phía Gamuda Land gây ra cho mình. Do đó, nếu  muốn đòi quyền lợi, thì Trần Doãn Group phải chứng minh được hai điều trên, thoả mãn các nguyên tắc pháp lý trên”- vị luật sư này phân tích.

Lê Hà- Hoài Thu
Helen

Helen

14:06 03/05/2022

Như vậy để hiểu luật sư bên nào mạnh hơn rồi, hoặc trước khi ký vào hợp đồng mà để mình yếu thế hơn là thiệt thòi, thế mới biết trình đến đâu . Hợp đồng chằng khác gì 1 trò chơi, thay 1 chữ là cả thế giới thay đổi rồi.