Tỉ phú Anh ‘nhắm’ tới ngành kinh tế du thuyền Việt Nam

minhtam

Ngành kinh tế du thuyền Việt Nam còn nhiều "đất" cho cả các nhà đầu tư bến cảng và vận chuyển hành khách.

Sáu tháng sau cuộc gặp ông Joe Lewis ngay ở Đà Nẵng, đoàn lãnh thành phố do Phó chủ tịch UBND Lê Trung Chinh dẫn đầu sang làm việc với vị tỉ phú người Anh tại trung tâm du thuyền thành phố Fort Lauderdale, bang Florida, Mỹ ngày 22/11. Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, mục đích chuyến đi lần này là xúc tiến đầu tư dự án Trung tâm Du thuyền quốc tế tại Đà Nẵng.

Sau chuyến dạo chơi dọc bờ biển Việt Nam trên chiếc du thuyền 150 triệu USD cuối tháng Năm, tỉ phú Joe Lewis nhận tư vấn miễn phí cho việc xây dựng 2 cảng trung tâm dành cho du thuyền ở Cần Thơ và Đà Nẵng, đặt những bước đầu tiên vào ngành kinh tế còn nhiều mới mẻ này tại Việt Nam.

Trở lại Cần Thơ ngay sau gần một tuần rời Việt Nam, ông chủ du thuyền Aviva gợi ý một bến cảng hiện đại tại cồn Cái Khế để tiếp nhận trực tiếp chiếc du thuyền sang trọng. Nhưng đến nay, Đà Nẵng đang đi trước với việc khảo sát trung tâm du thuyền của vị tỉ phủ.

Du thuyền của tỉ phú Joe Lewis tại Đà Nẵng. (Ảnh: Cổng thông tin UBND TP Đà Nẵng)
Du thuyền của tỉ phú Joe Lewis tại Đà Nẵng. (Ảnh: Cổng thông tin UBND TP Đà Nẵng)
Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đi sau trong việc thu hút kinh tế du thuyền, một phần bởi cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, gần đây, một số nước trong khu vực đang thay đổi thực trạng này khi quan tâm hơn đến ngành và xây dựng thêm các cầu cảng. Xác định du thuyền du lịch có một tiềm năng lớn thu hút du khách, Philippines vừa đưa ra chiến lược thu hút bằng cách xây dựng một loạt các cảng. Đến tháng 4/2021, cảng dành riêng cho du thuyền đầu tiên tại thủ đô Manila cũng được mở cửa.

Tương tự Philippines, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ và các cửa sông, cửa biển tiềm năng. Cơ sở vật chất của Việt Nam đang không ngừng cải thiện, tuy nhiên, các thuyền lớn có thể cập tận nơi các bến cảng không nhiều. Ông Farriek Tawfik, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của hãng du thuyền Princess Cruises cho hay, ở những cảng nước nông thuyền lớn khó cập bến, buộc phải dùng tàu chuyên dụng để chở khách vào bờ. Với một du thuyền cập bến với 3.500 khách, hãng sẽ rất lo lắng khâu trung chuyển và hướng dẫn khách.

Năm 2018, hãng Princess Cruises ước tính vận chuyển 80.000 du khách đến Việt Nam. Ông Farriek Tawfik cho rằng chỉ cần mỗi khách mua một chai nước suối giá 2 USD, đó đã là một con số không nhỏ. Những chiếc du thuyền cập bến mua thêm thực phẩm và các trang thiết bị cần thiết để tiếp tục hải trình cũng là nguồn thu đáng kể cho địa phương. Trong vòng 2 đêm 3 ngày ở Đà Nẵng, du thuyền Aviva của tỉ phú Joe Lewis đã chi hơn 50.000 USD cho nạp dầu, nước, thực phẩm, thuê xe... Tại Fort Lauderdale, trung bình một du thuyền lưu lại sẽ chi tiêu hơn 1 triệu USD/tháng.
Số cảng trung gian - nơi tàu tàu tàu dừng để tiếp tế, sửa chữa hoặc trao đổi hàng hóa. (Nguồn: CLIA/Bloomberg)
Số cảng trung gian - nơi tàu tàu tàu dừng để tiếp tế, sửa chữa hoặc trao đổi hàng hóa. (Nguồn: CLIA/Bloomberg)

Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch tàu biển Quốc tế (CLIA) thị trường nghỉ dưỡng bằng du thuyền tại châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 2018, hơn 4,26 triệu du khách châu Á lựa chọn hình thức nghỉ dưỡng này. Đơn vị này cũng đưa ra ước tính Việt Nam đón gần 500 chuyến du thuyền. Không chỉ khách quốc tế, nhu cầu du lịch bằng tàu biển của người Việt Nam tăng nhanh. Năm 2018, khách Việt đi du thuyền khoảng 5.900 người, tăng gấp 37 lần so với năm 2012.

Dù vậy, các du thuyền cũng sẽ thải ra một lượng lớn khí carbon, dầu vào đại dương và nguy cơ rác thải tại các điểm neo đậu. Vấn đề về môi trường được đặt ra cùng với việc phát triển ngành kinh tế du thuyền.

minhtam