Tỏa sáng trong thời đại dịch

dang.pham

23/04/2020 14:57

Trước một cuộc khủng hoảng sắp kéo đến với nền kinh tế, ai trong tư thế sẵn sàng, ai đang tỏa sáng?

Trong khóa học “Lãnh đạo thời khủng hoảng” năm 2019, Steven Callander, giáo sư tại Trường Kinh doanh sau đại học thuộc Đại học Stanford, đã vào đề bằng cách chỉ rõ, vấn đề không phải là “Nếu” khủng hoảng xảy ra thì sao, mà là “Khi nào” cuộc khủng hoảng tiếp theo của thế giới sẽ nổ ra.

Rõ ràng, đó một lời kêu gọi chuẩn bị sẵn sàng…

Giáo sư Callander tiếp tục giải thích, khủng hoảng là đất diễn cho con người và tổ chức, cho họ cơ hội ngắn ngủi để làm thật tốt và tỏa sáng, hoặc ngược lại, thất bại và cháy bùng (như thảm họa tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon trên Vịnh Mexico ngày 20.4.2010).

Đối với bất kỳ khủng hoảng nào, quản trị cũng gồm hai điểm chính. Một là hành động phải nhanh chóng và mạnh mẽ. Hai là phải hoàn toàn minh bạch.

Và trong quản trị khủng hoảng, thể hiện sự đồng cảm là điều thiết yếu.

Từ góc độ học thuật, tôi đã quan sát một vài tổ chức, chính phủ, cá nhân và doanh nghiệp, cách họ ứng xử dưới ánh đèn của COVID-19.

Ai trong tư thế sẵn sàng, ai đang tỏa sáng?

Danh sách điểm A

Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - Ảnh: Tập đoàn Công nghệ CMC
Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - Ảnh: Tập đoàn Công nghệ CMC

Đầu tiên phải kể tới là những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch: bác sĩ, y tá, hậu cần tại bệnh viện khắp mọi nơi trên thế giới đang là những tấm gương mẫu mực. Những con người tuyệt vời. Họ chính xác là đang đánh cược mạng sống của mình để cứu mạng chúng ta, và phần lớn họ đều không được cấp phát đủ dụng cụ cần thiết cho trận đấu này. Tất cả sự tôn trọng của tôi dành cho những người anh hùng thực sự này. Dưới ánh đèn COVID-19, các bạn đang thật sự tỏa sáng.

Đứng thứ hai danh sách là Chính phủ Việt Nam, nơi tôi đang sống và làm việc, vô cùng xuất sắc trong hành động bảo vệ người dân bằng một loạt các biện pháp mạnh mẽ, rõ ràng và được thực thi hiệu quả. Kết quả, hiện Việt Nam có ít hơn 300 ca nhiễm trong khi có đến 1.500 km đường biên giới với Trung Quốc và dân số lên đến trên 96 triệu người. Việc áp đặt thực hiện bán phong tỏa, bắt buộc đeo khẩu trang và theo dõi đường lây nhiễm trên diện rộng đã đặt hơn 70.000 người vào tình trạng cách ly là nguyên nhân thành công của Việt Nam. Theo tờ Asia Times, Việt Nam “đã sẵn sàng tư thế thắng lớn sau đại dịch”.

TP.HCM trong ngày giãn cách xã hội đầu tiên - Ảnh: Bảo Dzoãn/Tạp chí Nhà Quản Lý
TP.HCM trong ngày giãn cách xã hội đầu tiên - Ảnh: Bảo Dzoãn/Tạp chí Nhà Quản Lý

Thứ ba là Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), nhánh tư nhân của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã ứng phó một cách nhanh chóng và thẳng thắn bằng cách điều động gói cứu trợ tám tỉ USD cho các khách hàng đang cần tiền mặt. CEO của IFC, ông Philippe Le Houerou cho biết: “Không chỉ cướp đi sinh mạng con người, các tác động của đại dịch lên kinh tế và tiêu chuẩn sống có thể còn tiếp diễn sau giai đoạn khẩn cấp y tế. Bằng cách đảm bảo khách hàng của mình duy trì được hoạt động trong thời gian này, chúng tôi hy vọng khối kinh tế tư nhân ở các quốc gia đang phát triển sẽ được trang bị tốt hơn để giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn.”

Thứ tư, tôi chia khu vực tư nhân thành ba nhóm chính:

Nhóm đầu tiên: bao gồm những công ty có tầm nhìn dài hạn trong cuộc khủng hoảng này, có cam kết mạnh mẽ với lực lượng lao động, có chiến lược xử lý khủng hoảng từ trước, đang thể hiện sự đồng cảm với những bên liên quan và có thể sau COVID-19 sẽ trở thành những tổ chức tốt hơn, một trong số đó là Siemens, ASART, Puratos Grand-Place Indochina, HYATT Group.

Nhóm thứ hai: các công ty tập trung vào các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) ngắn hạn và hiện đã cho nghỉ việc hàng trăm ngàn nhân viên. Dĩ nhiên, tìm điểm cân bằng giữa sự sinh tồn của công ty và đảm bảo công việc cho người lao động là thách thức lớn đối với khu vực tư nhân trong thời kỳ COVID-19. Tuy nhiê, theo tôi, công ty càng phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Đây KHÔNG phải là một cơ hội để giảm lao động. Đây chỉ là khủng hoảng tạm thời. Trường hợp điển hình cho nhóm này là KPMG, một trong những công ty tư vấn kiểm toán lớn nhất toàn cầu.

Nhóm thứ ba: gồm những công ty chưa sẵn sàng cho khủng hoảng toàn cầu và không thể tồn tại đến cuối năm.

Tiếp theo danh sách điểm A là nhóm báo chí quốc tế cũng được kiểm tra năng lực. Là người đọc nhiều tin tức online, tôi không thấy tờ báo nào làm tốt hơn South China Morning Post (SCMP). Trong vòng 100 ngày đầu tiên, họ đã đưa một lượng tin xuất sắc dưới nhiều góc nhìn và cho độc giả thấy cận cảnh diễn biến từng ngày của cuộc khủng hoảng.

Tôi không thể ngừng nghĩ rằng, nhiều nhà lãnh đạo, hoạt động ở khối doanh nghiệp hay trong chính phủ, có thể được lợi rất nhiều từ việc đọc những tin hằng ngày này. Chúng đơn giản là những mô tả điều gì đang đợi mọi người trên thế giới trong vòng hai tháng sau đó. Bài báo đầu tiên “căn bệnh bí ẩn ở Vũ Hán” được đăng từ ngày 31.12.

Ngày 14.4, tờ Washing Post thông báo với độc giả một tin rất đáng lo ngại. Tin tức về khả năng bùng nổ dịch xét trên phạm vi toàn cầu của đại dịch COVID-19. Rõ ràng, virus COVID-19 rất có thể đã “thoát ra” từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi chuyên nghiên cứu virus Corona trên dơi. Điều này dấy lên nghi ngờ về mẩu tin trên tờ SMCP ngày 31.1 cho rằng nguồn gốc dịch bệnh là từ một chợ hải sản ở Vũ Hán. Người ta không hề bán dơi trong các khu chợ kiểu này…

Ảnh chụp màn hinh trang báo South China Morning Post (SCMP)
Ảnh chụp màn hình trang báo South China Morning Post (SCMP) ngày 23.4.2020

Như nhiều người đã chỉ ra, không có bằng chứng nào chứng tỏ virus gây bệnh trên khắp thế giới này do người tạo ra; các nhà khoa học hầu hết đều đồng ý dịch bệnh này xuất phát từ động vật. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ nói rằng virus không đến từ phòng thí nghiệm, nơi dành nhiều năm để kiểm nghiệm virus Corona trên loài dơi, theo Xiao Qiang, một nhà khoa hộc nghiên cứu tại Trường Thông tin thuộc Đại học California tại Berkeley.

Phần trình diễn tại nhà của nhóm nhạc The Rolling Stone vào sáng ngày 19.4 (theo giờ Việt Nam), trực tiếp trên YouTube. - Ảnh màn hình
Phần trình diễn tại nhà của nhóm nhạc The Rolling Stone vào sáng ngày 19.4 (theo giờ Việt Nam), trực tiếp trên YouTube. - Ảnh màn hình

Cuối cùng của danh sách điểm A, với tôi chính là Ban nhạc Rolling Stones. Họ không bao giờ làm mọi người thất vọng khi tới lượt họ tỏa sáng. Luôn luôn nhanh nhạy thích ứng với công nghệ mới, họ đã thực hiện buổi biểu diễn đầu tiên qua ứng dụng Zoom trước hàng triệu người hâm mộ, và quả thật đó là giây phút vượt trội.

“Từng nghệ sỹ biểu diễn từ nhà mình, Ban nhạc Rolling Stones đã phối hợp thành công ca khúc bất hủ “You Cant Always Get What You Want” (Tạm dịch: Không phải lúc nào cũng được như ý) trong album Let It Bleed. Bất chấp ca phẫu thuật tim năm 2019, giọng ca của Mick Jagger vẫn mạnh mẽ và lả lơi như xưa. Keith Richards vẫn đầy vẻ quyến rũ khó tả, Ronnie Wood luôn tươi cười, và Charlie Watts, mặc dù thiếu đi bộ trống, vẫn gõ nhịp vào không khí hòa theo bài nhạc. Như mọi khi, ban nhạc gạo cội đã khơi dậy ngọn lửa trong lòng khán giả, điều mà những nghệ sỹ biểu diễn trẻ bằng nửa số tuổi của họ khó lòng đạt được”, theo nhận xét của tạp chí âm nhạc Billboard.

Danh sách điểm Z

Danh sách này bao gồm các tổ chức và chính phủ sẽ được ghi nhớ vì không hoàn thành nhiệm vụ, không chuẩn bị sẵn sàng cho khủng hoảng, và trong một số trường hợp, còn khiến cho cuộc khủng hoảng tồi tệ thêm nhiều. Thật không may, tác động của sự thiếu chuẩn bị cho khủng hoảng y tế toàn có thể cầu dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người nếu tính tới cuối năm. Và danh sách này thì mỗi ngày một dài thêm.

Chẳng hạn, WHO, tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ con người khỏi đại dịch, đã làm rất tệ hại, bỏ qua lời cảnh báo sớm của Đài Loan (“rất tiếc bạn không phải một thành viên…”) hoặc tuyên bố hồi tháng Một rằng, lây nhiễm từ người sang người sẽ không xảy ra. Sau đó, WHO lại đổ lỗi cho Donald Trump vì chính trị mà chỉ trích họ, nhưng không thừa nhận rằng việc WHO không hành động kịp thời thực sự là do tính toán chính trị.

Chính phủ các nước ở Châu Âu và Mỹ đến giờ cũng chưa làm tốt, mặc dù trước đó hai hoặc ba tháng đã có sự cảnh báo từ Trung Quốc, có đủ bài học để chuẩn bị, nhưng họ vẫn không nhận lấy thông điệp.

Ngoài ra, còn có các cuộc tranh luận thảm hại khắp Châu Âu về việc có cần đeo khẩu trang. Những cuộc tranh cãi này vô tác dụng vì Châu Âu cũng chẳng đủ khẩu trang cho tất cả mọi người, do vậy không có chính phủ nào thúc đẩy việc bắt buộc đeo khẩu trang. Thậm chí, đến nhiều bệnh viện còn không đủ khẩu trang cho nhân viên y tế.

Danh sách Z phình to đến mức có khả năng xảy ra một cuộc bất ổn xã hội nếu chính phủ không cải thiện khả năng lãnh đạo.

Thêm vào đó, việc thiếu chiến lược, sự chuẩn bị và công cụ chuẩn xác cho thực thi chiến lược có nghĩa là Châu Âu sẽ không thể ra khỏi khủng hoảng này sau sáu tháng nữa, đó là ở tình huống tốt nhất. Tình huống khả thi hơn là chín tháng, nghĩa là đến tháng 1.2021, thậm chí có thể lâu hơn.

Dự đoán chắc chắn nhất có vẻ là báo cáo được công bố trên Tạp chí Science ngày 14.4: “việc kéo dài hoặc thực hiện gián đoạn giãn cách xã hội có thể cần thiết đến tận năm 2022”, và rằng “thậm chí trong trường hợp rõ ràng đã loại trừ được virus, vẫn nên tiếp tục theo dõi mầm bệnh vì bùng phát mới có thể xảy ra đến tận năm 2024.

Chiến lược đúng đắn

Qua quan sát cá nhân, chiến lược đúng đắn bao gồm những hành động sau:

1. Quy trình theo dõi đường lây lan trên diện rộng sau hai tuần cách ly đối với các ca xác nhận dương tính và người họ có tiếp xúc trực tiếp.

2. Bắt buộc mọi người đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi.

3. Sử dụng dung dịch sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay thường xuyên.

4. Nâng cao nhận thức giãn cách xã hội.

Người dân tập thể dục buổi sáng bên bờ kè Quận 4, TP.HCM - Ảnh: Bảo Dzoãn/Tạp chí Nhà Quản Lý
Người dân tập thể dục buổi sáng bên bờ kè Quận 4, TP.HCM - Ảnh: Bảo Dzoãn/Tạp chí Nhà Quản Lý

Bài kiểm tra lớn cho khả năng lãnh đạo

Nếu không có những bi kịch và thống khổ của con người trên toàn cầu, chúng ta thực sự có thể chào đón cuộc khủng hoảng này như một động lực tiết lộ ai là người lãnh đạo đúng đắn trong chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Chúng ta thậm chí có thể vui mừng vì cơ hội được trao.

Sự thay đổi của thế giới đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta, và đối với những cá nhân hay tổ chức có thể kết hợp sự đồng cảm với tư duy sáng tạo, tương lai có thể tươi sáng hơn ngày hôm qua rất nhiều. Vì nhiều lý do, sau cùng môi trường trong lành hơn có thể là thắng lợi rõ ràng.

Kỷ nguyên hậu COVID-19 phụ thuộc vào chúng ta, được hình thành ngay khi tôi viết những dòng này, hãy làm những điều đúng đắn.

x

dang.pham
Bạn đang đọc bài viết "Tỏa sáng trong thời đại dịch" tại chuyên mục Thực tiễn Quản lý.