Những yếu tố giúp người làm lãnh đạo quản lý cảm xúc hiệu quả

Thảo Hương (tổng hợp)

19/07/2023 05:04

Cảm xúc là một thứ trừu tượng nhưng nó lại tác động rất cụ thể đến những kết quả, năng suất của công việc, đặc biệt là những người lãnh đạo. Cảm xúc của một người lãnh đạo đôi khi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của cả một doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý cảm xúc trong quá trình lãnh đạo là điều hết sức cần thiết trong công việc và cuộc sống.

Quản lý cảm xúc với người lãnh đạo

Để lãnh đạo được cả đội nhóm thì việc đầu tiên cần phải học đó là cân bằng cảm xúc bản thân. Đứng trên cương vị của một người lãnh đạo, bị chi phối bởi rất nhiều áp lực, nếu không làm chủ được cảm xúc của bản thân, bạn sẽ có thể rơi vào trạng thái stress bất kỳ lúc nào.

Khả năng quản lý tốt cảm xúc của bản thân không những mang lại năng lượng tích cực cho cả tổ chức,mà còn cho những người xung quanh bạn. Trên thực tế, nếu một người lãnh đạo hay nổi cáu và cảm xúc thất thường sẽ khiến nhân viên nghỉ việc nhiều hơn, công việc sa sút hơn và có thể dẫn đến không còn ai muốn làm việc với bạn.

Sức khỏe tinh thần ở của nơi làm việc vô cùng quan trọng. Với một EQ tốt, người lãnh đạo có thể giao tiếp tốt với đồng nghiệp, nhân viên từ đó có thể thấu hiểu mọi người xung quanh tốt hơn. Sự thấu hiểu luôn dẫn đến sự thành công trong mọi cuộc trò chuyện. Và từ đó, bạn có thể dẫn dắt đội nhóm của mình đạt được những mục tiêu dễ dàng hơn, giảm thiểu tỉ lệ biến động nhân sự.

vai-tro-cua-ky-nang-quan-ly-cam-xuc-1024x903-1689667450.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Là một người lãnh đạo giỏi, bạn cần phải biết cân bằng lại cảm xúc của nhân viên tại nơi làm việc, khiến môi trường làm việc trở thành nơi nhân viên có thể giải tỏa cảm xúc. Có như vậy thì hiệu quả công việc luôn ở trạng thái tốt nhất.

Khi bạn cân bằng cảm xúc bạn cũng có thể dễ dàng giao lưu một mối quan hệ mới, có thể đây là đối tác làm ăn của bạn. Và trong mọi giao tiếp, bạn sẽ có thể nhận được sự đồng thuận của mọi người. Đây là cách tốt nhất bạn có thể thấu hiểu đối phương và đưa ra những chiến thuật giao tiếp đúng đắn.Cảm xúc vui tươi, tích cực này sẽ mang lại cho bạn một hợp đồng lớn.

Những yếu tố để quản lý cảm xúc tốt

*Nâng cao nhận thức về bản thân bạn

Thiếu sự tự tin cũng là một trong những nguyên do dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn cảm thấy không hài lòng với những gì mình có, bạn sẽ dễ cảm thấy bực tức vô cớ, từ đó khó kiểm soát được cảm xúc của mình.

Khi có đủ self-awarness hay sự tự tin, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những ý kiến bên ngoài và trở nên lạc quan, nhiều năng lượng tích cực hơn.

Một số cách giúp bạn nâng cao self-awareness bao gồm:

  • Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể, dáng vẻ tự tin
  • Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp để được tin tưởng, yêu mến hơn
  • Đứng lên từ thất bại, hướng tới thành công
  • Thử thách bản thân với những điều mới mẻ
  • Chân thành với cảm xúc của bản thân
  • Không đổ lỗi, so đo với người khác
  • Bỏ qua lời phàn nàn, khen ngợi nhiều hơn

Bạn cũng cần biết dùng ngôn từ để động viên chính bản thân mình. Cách quản trị cảm xúc này góp phần giúp bạn hài lòng với những gì mình có, thay vì cứ liên tục than thân trách phận.

cach-quan-tri-cam-xuc-1-1689667450.jpeg
Ảnh minh hoạ.

*Tự điều chỉnh

Nếu bạn đã nhận thức rõ ràng được cảm xúc của mình thì bạn có thể dễ dàng điều chỉnh nó phù hợp nhất với từng hoàn cảnh khác nhau. Sự điều chỉnh này sẽ giúp bạn có những cảm xúc tích cực và lan tỏa năng lượng tích cực đó với những người xung quanh bạn. Dù công việc có khó khăn như thế nào bạn cũng có thể cân bằng cảm xúc, duy trì trạng thái bình thường và biến nó thành động lực cho sự phát triển.

*Sự đồng cảm

Trong giao tiếp, nếu bạn nhận được sự đồng cảm của người đối diện thì mục đích của bạn sẽ dễ đạt được hơn. Khi bạn nhận được sự đồng cảm của mọi người xung quanh, tự điều chỉnh được hành vi của mình là bạn đã quản lý được cảm xúc của mình.

*Giao tiếp hiệu quả

Những người quản lý được cảm xúc của mình thường hiểu rõ cảm giác của người khác. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các nhà lãnh đạo để có thể thấu hiểu được nhân viên của mình.

*Viết ra những gì bạn cảm thấy

Một phương pháp để quản lý cảm xúc, đặc biệt là ở nơi công sở, là viết cảm xúc của bạn ra giấy. Khi gặp phải những trường hợp khó xử như bị sếp phê bình, thậm chí bị đồng nghiệp chèn ép, bạn có thể sẽ không nghĩ thông được trong khoảnh khắc gặp phải trường hợp đó.

Để có thể bình tĩnh hơn và tìm được giải pháp, bạn hãy trút ra bằng cách viết những gì bạn thấy ra giấy. Kết hợp với hít thở sâu, bạn sẽ sắp xếp được suy nghĩ của mình và kiểm soát cơn giận tốt hơn, phòng tránh những hành động bộc phát do cảm xúc nhất thời.

cach-quan-tri-cam-xuc-2-1689667450.jpeg
Ảnh minh hoạ.

*Học cách hít thở sâu

Có rất nhiều thứ để nói về lợi ích và sức mạnh của hơi thở sâu. Dù cho bạn đang cực kỳ vui sướng hay đang tức giận đến mức không thể cất nên lời. Suy nghĩ chậm lại và chú ý đến hơi thở sẽ không làm mất đi cảm xúc (và hãy luôn nhớ rằng, làm mất cảm xúc không phải là mục đích của bạn, mục đích của bạn là kiểm soát nó).

Các bài tập thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và làm dịu cảm xúc mãnh liệt đầu tiên và bất kỳ phản ứng quá khích nào mà bạn muốn tránh.

Mỗi khi bạn nhận thấy cảm xúc của bản thân đang dần xâm chiếm tâm trí. Hãy thử cách sau đây:

  • Hít vào từ từ, một hơi thở sâu cần đến từ cơ hoành, không phải từ ngực. Hãy hình dung hơi thở của bạn đang bốc lên từ sâu trong bụng.
  • Giữ hơi thở của bạn và đếm đến ba, sau đó thở ra từ từ.
  • Thầm nghĩ và lặp lại một câu thần chú nào đó giúp trấn an bạn, chẳng hạn như “Tôi bình tĩnh” hoặc “Tôi đang cảm thấy rất thư giãn.”

Thảo Hương (tổng hợp)