Đâu là những lý do mà nhân viên rời bỏ Sếp và doanh nghiệp?

Thảo Hương (tổng hợp)

27/12/2023 08:07

Hiện nay, nhân viên nghỉ việc, rời bỏ lãnh đạo và doanh nghiệp có nhiều lý do khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân dễ nhìn thấy nhất chính là một số vướng mắc của nhân viên với cấp trên. Từ đó, khiến nhân viên chấp nhận rời đi dù đã có nhiều cống hiến và nổ lực trong công việc.

Giao việc quá sức

Khi quản lý tin vào năng lực của cấp dưới, họ dồn nhiều việc cho nhân viên mà không xét đến khả năng thực tế. Giao quá nhiều việc cho nhân viên sẽ khiến họ căng thẳng, cảm thấy như bị trừng phạt bởi chính năng lực nổi trội của bản thân. Nghiên cứu của Đại học Stanford tiết lộ, năng suất làm việc mỗi giờ sẽ giảm nếu bạn làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.

Nếu muốn nhân tài cống hiến nhiều hơn nữa cho công việc, người quản lý nên cải thiện vị trí, tiền lương, chức vụ của họ cho phù hợp. Nếu chỉ tăng khối lượng công việc mà không thay đổi các quyền lợi và vị trí, các nhân viên tài năng sẽ sớm rời bỏ công ty.

Không công nhận những đóng góp của nhân viên

Một lời động viên của quản lý cũng có thể truyền thêm nhiều động lực cho nhân viên, đặc biệt là những người có năng lực xuất sắc. Mọi người đều có nhu cầu được công nhận và đánh giá xứng đáng với những gì họ làm được.

Một người quản lý tài năng sẽ biết cách giao tiếp với cấp dưới và tìm ra phần thưởng tốt nhất dành cho họ: một số người hài lòng với sự thăng tiến, một số khác ưa thích được công nhận thành quả lao động và ngày càng nỗ lực làm việc tốt hơn.

khong-duoc-cong-nhan-989948-1703638982.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Thiếu tin tưởng người khác

Một nhà lãnh đạo tài năng không chỉ là người có chuyên môn và năng lực quản lí. Họ còn biết phát hiện và chọn ra những nhân tài và tin tưởng giao cho họ các nhiệm vụ quan trọng. Họ sẽ không bao giờ phạm sai lầm kiểu như không tin tưởng vào năng lực của cấp dưới. Vì một khi nhà lãnh đạo đã thể hiện niềm tin cũng như sự tôn trọng đối với các nhân viên trong công ty thì điều dễ hiểu là những nhân viên này cũng dễ dàng bày tỏ lòng trung thành và làm việc hết mình vì ông chủ của họ hơn.

Không chủ động lắng nghe

Có nhiều người quản lý thường có xu hướng muốn điều khiển người khác làm theo mong muốn cá nhân. Chinh sự áp đặt này khiến cho nhân viên bị gò bó, không thật sự thoải mái làm việc và sáng tạo. Một người lãnh đạo tốt là người luôn biết cách lắng nghe người khác. Điều này không chỉ giúp họ hiểu được những người đang sát cánh cùng mình mà còn giúp bản thân họ học hỏi thêm nhiều kiến thức từ những quan điểm mới mẻ khác.

Chính những sai lầm của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của cả đội nhóm. Vì vậy, bằng chính cái tâm của mình, hãy trở thành một người sếp “mẫu mực”. Chắc rằng rằng nhân viên của bạn sẽ luôn kính nể, tôn trọng và làm việc cho bạn bằng hết khả năng của mình.

khong-duoc-tin-tuong-144285-1703638982.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Thất bại khi phát triển kỹ năng con người

Khi người quản lý được hỏi về mức độ tập trung của họ đối với cấp dưới, nhiều người cố gắng bào chữa và sử dụng những từ như: tin tưởng, tự chủ, trao quyền. Điều này hoàn toàn vô nghĩa. Người quản lý tốt sẽ liên tục quan sát, lắng nghe ý kiến của cấp dưới và đưa ra phản hồi đúng lúc. Khi bạn có những nhân viên tài năng, hãy tạo cho họ cơ hội để phát triển các kỹ năng của họ hơn nữa. Nhân tài thường muốn nhiều thử thách để phát triển bản thân. Nếu người quản lý không thể tạo ra các cơ hội mới, công việc nhàm chán sẽ khiến những người tài sớm rời đi.

Sếp là số 1, sếp luôn đúng

Nguyên tắc của các sếp này là “1. Sếp luôn đúng, 2. Nếu sếp sai vui lòng xem lại điều 1”. Làm việc với các sếp chuyên quyền như này thực sự bức bối và khó chịu. Sếp thích kiểm soát, quyết định mọi việc theo ý mình, không lắng nghe và không tin tưởng, không trao quyền cho nhân viên.

Nếu bạn gặp phải những sếp như thế này, cố gắng mạnh dạn tập hợp nhiều người cùng quan điểm, lần lượt góp ý, chia sẻ với sếp. Nếu cũng vẫn không có sự thay đổi, thì đưa vấn đề lên các cấp cao hơn.

dong-nghiep-989945-1703638983.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Sếp không có năng lực

Sếp này không có năng lực quản lý, hoặc rất kém chuyên môn hoặc cả 2. Quản lý có thể không cần biết quá chi tiết, nhưng cũng vẫn phải hiểu được các công việc nhân viên làm, hơn nữa rất nhiều nhân viên mong muốn quản lý giỏi chuyên môn để được học hỏi. Nếu hỏi đến cái gì cũng không biết, kỹ năng quản lý đội nhóm, khả năng đắc nhân tâm cũng không, vậy thì chúng ta phải làm gì?

Với những người sếp như này, hãy thử tìm hiểu xem họ có điểm mạnh nào không, nếu vẫn còn điểm mà mình thấy có thể tin tưởng và thay đổi được thì vẫn không quá tệ. Không nên chỉ trích trực tiếp lúc đông người hoặc vượt cấp. Nếu chuyên môn bạn giỏi hơn sếp, hãy giữ đúng và làm tròn trách nhiệm. Sau đó, khéo léo đề xuất và đóng góp cải thiện chất lượng công việc. Ngoài ra cũng có thể kêu gọi sự hỗ trợ của những “đồng nghiệp” có ảnh hưởng với sếp. Đề xuất công ty có những chương trình đào tạo kỹ năng quản lý, hoặc đôi khi khéo léo cùng cả phòng gửi tặng sếp sách, khoá học trong những dịp đặc biệt.

Thảo Hương (tổng hợp)