Người làm lãnh đạo cần có những tố chất gì để nhân viên của mình nể phục?

Thảo Hương (Tổng hợp)

18/01/2024 12:34

Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ được đánh giá dựa trên năng lực chuyên môn mà còn phụ thuộc vào rất nhiều kỹ năng khác. Trong đó, việc khiến cho nhân viên của mình nể phục đóng yếu tố rất quan trọng. Cách thể hiện của nhà quản lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc chung, kéo đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp, tổ chức.

Có khả năng kết nối nhân viên trong công ty

Một cách thể hiện khác của một nhà lãnh đạo giỏi khiến nhân viên nể phục đó chính là khả năng kết nối nhân viên trong công ty, hay còn gọi là khả năng đối nội. Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, tạo cơ hội cho nhân viên các phòng ban được trao đổi, phối hợp thực hiện công việc cùng nhau,… vừa tạo động lực giúp cho nhân viên nâng cao năng suất làm việc, vừa là cách làm tăng chỉ số gắn kết giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên và nhà lãnh đạo. Chính vì thế một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ thể hiện ở khả năng đối ngoại mà còn lấy lòng nhân viên của mình từ kỹ năng đối nội xuất sắc nữa.

Luôn duy trì giao tiếp với từng nhân viên

Thực tế hiện nay nhiều nhà lãnh đạo chỉ dành tối đa 30 phút trong 3 tuần làm việc để nói chuyện với từng nhân viên của mình hoặc thậm chí là không có sự trao đổi nào cả. Điều này về lâu dài sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy mình không được lãnh đạo quan tâm, những kết quả và sự nỗ lực trong công việc không được ghi nhận, từ đó tạo ra một khoảng cách không nhỏ giữa nhân viên và sếp khiến cho kết quả làm việc đi xuống.

Vậy nên, nếu muốn nhân viên nể phục và có động lực làm việc, nhà quản lý phải thể hiện sự quan tâm và tạo cơ hội giao tiếp thường xuyên hơn với mỗi nhân viên của mình để cải thiện sự gắn kết giữa đôi bên trong công việc chung. Đó có thể là một cuộc họp 1 – 1 trao đổi về tiến độ hoàn thành công việc, những khó khăn mà nhân viên gặp phải, nhân viên có cần sếp hỗ trợ gì không hay là những vấn đề về cuộc sống cá nhân,…

5-yeu-to-tro-thanh-nha-lanh-dao-cap-cao-4-1705555852.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Là người gắn kết với công việc

Lãnh đạo chính là tấm gương điển hình cho nhân viên noi theo trong cách làm việc. Nếu như nhà lãnh đạo không gắn kết với tập thể, không tâm huyết và dành nhiều thời gian cho công việc thì tất nhiên là nhân viên của họ cũng sẽ có cảm giác chán nản, không có động lực để tạo ra kết quả làm việc tốt nhất. Điều này còn thể hiện đó là những nhà lãnh đạo thất bại, không nhận được sự nể phục của nhân viên.

Ngược lại, nếu như nhà lãnh đạo trong công ty là một người có trách nhiệm với công việc, yêu thích và luôn truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên của mình thì chắc chắn sẽ là một tấm gương tốt cho nhân viên noi theo, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả với năng suất cao hơn mong đợi.

Thừa nhận sai lầm của mình

Rất nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm hay thất bại của mình với nhân viên cấp dưới.

Tuy nhiên, người lãnh đạo không phải và không bao giờ là người hoàn hảo. Sự thừa nhận điểm yếu của người lãnh đạo được đánh giá như một hành động dũng cảm, thậm chí có tác dụng khích lệ nhân viên.
Từ đó, nhân viên có thể có những ý kiến đóng góp để bạn không mắc phải những sai lầm tương tự. Hơn nữa, thái độ biết người biết ta sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên cấp dưới.

Công bằng và ngay thẳng

Công bằng không có nghĩa là tất cả mọi người đều được đối xử như nhau, nó có nghĩa là các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm.

Muốn lãnh đạo được nhiều nhân viên bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi vì để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người công bằng, ngay thẳng.

Bạn hãy nhớ luôn tôn trọng mọi nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử với họ thật công bằng. Đối với những cá nhân xuất sắc, có đóng góp thành tích cho công ty, hãy tuyên dương trước toàn bộ nhân viên và có hình thức khen thưởng xứng đáng.

Ngược lại, với những nhân yếu kém, bạn cũng phải có hình thức kỷ luật thấu đáo.

n6gk4ln-1705555851.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Có kỹ năng ra quyết định

Tổ chất thường thấy ở một lãnh đạo giỏi là dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Đây cũng là khâu mẫu chốt trong cách quản lý và lãnh đạo.

Thực tế, để ý tưởng triển khai vào thực tiễn mang lại kết quả tốt, để có một quyết định đúng đắn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cảm quan tốt, đánh giá và dự báo được tình hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định và hiểu sâu sắc việc mình làm.

Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.

Luôn học hỏi

Mỗi một ngày qua là một thay đổi, dù có học bao nhiêu cũng không đủ. Học – học nữa – học mãi và học ở mọi nơi là điều bạn cần phải luôn tâm niệm nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Thông qua việc không ngừng học hỏi, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hơn nữa, việc này còn tạo động lực thúc đẩy mỗi nhân viên của bạn trong việc học và tự học của bản thân họ.

Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.

Là một tấm gương tốt

Làm sếp không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đi muộn, có những đặc quyền vô lý hay chỉ việc ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón. Bạn và các nhân viên khác chỉ khác nhau về cấp bậc, bạn vẫn phải làm việc như những người khác, thậm chí là gánh vác những công việc khó khăn, nặng nhọc hơn.

Hãy trở thành một tấm gương tốt cho nhân viên cấp dưới về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới tôn trọng và tin tưởng bạn.

photo-1078736-1705555824.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên

Kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của nhân viên cấp dưới là một nghệ thuật không hề đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được.

Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới.

Thảo Hương (Tổng hợp)