Quản trị cảm xúc quan trọng như thế nào?

Thảo Hương (tổng hợp)

22/04/2024 09:42

Quản trị cảm xúc là khả năng nhận thức, sẵn sàng chấp nhận, cũng như kiểm soát thành công cảm xúc của bản thân và đôi khi là cả người khác. Nói một cách đơn giản hơn, kỹ năng quản lý cảm xúc đề cập đến khả năng làm chủ cảm xúc của chính mình.

Thực tế, những người giỏi để ý cảm xúc của họ, có thể giữ bình tĩnh và điều chỉnh hành vi của mình có nhiều khả năng làm tốt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Những người giỏi kỹ năng quản trị cảm xúc thường có các mối quan hệ lành mạnh và có khả năng quản lý những khó khăn cũng như thất bại.

Năng lượng của cảm xúc rất mạnh mẽ và đôi khi có thể xâm chiếm hoàn toàn suy nghĩ và hành động của một người. Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp khó khăn trong việc quản lý phản ứng của họ đối với cảm xúc và hành động theo những cách mà họ cảm thấy rất mất kiểm soát.

Tất cả chúng ta có thể đều đã trải qua những tình huống như vậy và rồi nhận ra rằng điều quan trọng là chúng ta cần phải học cách quản trị cảm xúc, kiểm soát cảm xúc để có thể đón nhận và đối phó với các tình huống một cách tốt hơn.

Quản trị cảm xúc không chỉ mang lại những lợi ích lớn lao trong đời sống thường ngày, trong các mối quan hệ mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công việc của bạn. Ngay sau đây, chúng ta sẽ thảo luận về những lợi ích mà kỹ năng quản trị cảm xúc có thể mang lại trong cuộc sống và trong công việc bạn nhé.

Tập suy nghĩ lạc quan

Trong cuộc sống, ta sẽ không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra để thay đổi. Song, chỉ có một thứ mà ta có thể thay đổi, đó chính là thái độ sống. Đối mặt với mọi việc bằng thái độ lạc quan hay bi quan là lựa chọn của chúng ta. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày.

Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn. Từ đó, nhìn nhận mọi việc bằng thái độ tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tìm được nhiều phương pháp để giải quyết hơn.

142158516-ky-nang-quan-ly-cam-xuc-3-1713753601.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

Điều chỉnh trạng thái cơ thể tốt nhất

Để quản trị cảm xúc, trước tiên cơ thể phải ở trong trạng thái tốt nhất. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái thì những cảm xúc tích cực sẽ dễ dàng đến, ngược lại cơ thể mệt mỏi, tinh thần lo lắng, buồn bã thì cảm xúc tiêu cực sẽ xâm chiếm. 

Khi bạn tức giận, tim đập nhanh, máu dồn lên não gây căng thẳng, khó chịu khiến bạn mất khả năng làm chủ bản thân và dễ cáu giận và hành động thiếu cân nhắc.

Lúc này, bạn nên học những cách điều chỉnh cơ thể ngay lập tức để thoải mái hơn, thư giãn hơn bằng cách hít thở thật sâu, thả lỏng các cơ bắp, uống một cốc nước,… Điều chỉnh cơ thể về cả thể chất lẫn tinh thần giúp cảm xúc của bạn được giải tỏa phần nào. Bạn sẽ bớt ức chế, nóng giận và quản trị được cảm xúc bản thân. 

Tìm cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh

Cảm xúc không nên bị ép buộc dồn nén, mà cần có cách giải tỏa lành mạnh. Khi nóng giận, bạn không nên tự giam mình trong phòng và tiếp tục tự trách bản thân. Thay vì như thế, bạn nên ra ngoài một mình và dành thời gian làm các việc như đạp xe, ngồi lơ đễnh trên một chuyến bus, ngắm nhìn những quang cảnh yên tĩnh,…

Hay bạn có thể dành thời gian cho những sở thích cá nhân như ăn uống, vẽ tranh, ca hát, chia sẻ tâm trạng với người thân, bạn bè,… Làm những việc nhẹ nhàng sẽ giúp cảm xúc của bạn dịu nhẹ hơn, suy nghĩ, nhìn nhận tích cực hơn.

Nâng cao hiệu suất làm việc 

Lợi ích của việc quản lý cảm xúc không chỉ dừng lại ở tầm quan trọng đối với tâm lý cá nhân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của mỗi người. Khả năng kiểm soát cảm xúc giúp tăng cường khả năng tập trung, thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra môi trường làm việc tích cực. 

 Những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn thường có thể đối mặt với áp lực công việc một cách hiệu quả hơn, họ không bị cuốn vào tình trạng căng thẳng, stress. Thay vì để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình làm việc, những người này sẽ biết cách xử lý chúng một cách chín chắn hơn. Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc và sáng tạo. 

14215851-ky-nang-quan-ly-cam-xuc-2-1713753629.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Cải thiện các mối quan hệ cá nhân

Một khía cạnh quan trọng trong các lợi ích của việc quản lý cảm xúc là khả năng tương tác với người khác. Khi bạn có khả năng hiểu và điều khiển cảm xúc của mình, bạn có khả năng tạo ra sự kết nối với người khác dễ dàng hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn thể hiện sự thông cảm, thực hiện giao tiếp hiệu quả và xây dựng các mối quan hệ cá nhân bền vững hơn.  

Việc biểu đạt cảm xúc một cách lành mạnh và tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tránh những xung đột không cần thiết trong mối quan hệ cá nhân. Thay vì để cảm xúc tiêu cực chi phối bạn, hãy thể hiện chúng một cách có kiểm xoát và lạc quan, từ đó giúp duy trì sự hòa thuận và cải thiện mối quan hệ cá nhân. 

Định hướng cuộc sống  

Quản lý cảm xúc cũng giúp bạn định hình mục tiêu và định hướng cuộc sống một cách rõ ràng hơn. Khi bạn hiểu rõ bản thân và những gì thực sự quan trọng đối với bạn, bạn có khả năng tạo ra một lối đi và kế hoạch phù hợp để đạt được những mục tiêu đó. Cảm xúc tích cực và quản lý được chúng sẽ là động lực mạnh mẽ để bạn đi đến phía trước và đối mặt với thách thức trong cuộc sống.   

Làm việc nhóm hiệu quả hơn 

Nhân viên có kỹ năng quản trị cảm xúc đương nhiên làm việc nhóm tốt hơn vì một số lý do sau. Những người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường giao tiếp tốt hơn những người khác. Họ sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và lắng nghe ý kiến của người khác. Tương tự, họ ít có khả năng kiểm soát hoàn toàn vì họ cũng có thể nghĩ đến người khác.

Những nhân viên có kỹ năng quản trị cảm xúc thường coi trọng ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và có nhiều khả năng tin tưởng họ hơn. Khi phải làm việc theo nhóm, họ là người ân cần, chu đáo và tôn trọng.

Hạn chế những xung đột không đáng có

Trong nhiều trường hợp, việc để cho cảm xúc lấn át dễ làm cho cuộc nói chuyện hay tranh luận trở nên mâu thuẫn. Người không kiểm soát được cảm xúc sẽ rất dễ nảy sinh những phản ứng sai lầm, tạo điều kiện cho tình cảm yêu ghét cá nhân để quyết định đúng sai hoặc thể hiện cái tôi cá nhân quá lớn và bộc lộ điểm yếu.

Trong những tình huống như vậy, người biết cách quản trị cảm xúc cá nhân sẽ để lý trí và các quan điểm phát huy tác dụng thay vì để cảm xúc chi phối. Hãy suy nghĩ khách quan, tìm hiểu vấn đề tường tận, sáng suốt và tôn trọng mọi ý kiến của đồng nghiệp.

Quản trị cảm xúc cá nhân tốt sẽ giúp bạn thái độ cư xử phù hợp và khéo léo nhất, tránh được những xung đột không đáng có và làm dịu đi tình hình căng thẳng. Đồng thời tạo điều kiện cho bạn đạt được kết quả công việc như ý.

Thảo Hương (tổng hợp)
Bạn đang đọc bài viết "Quản trị cảm xúc quan trọng như thế nào?" tại chuyên mục Khoa học quản lý.