Sản xuất "xanh", xu hướng tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững

Lucia Nguyễn

08/05/2024 09:39

Trong bất kể ngành công nghiệp nào, các công ty tư nhân thường có xu hướng không tuân theo một số quy định từ chính phủ. Tuy nhiên xu hướng này đang bắt đầu thay đổi khi đề cập đến các quy định về môi trường.

screenshot-2024-05-08-at-003157-1715103224.png

Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đang đề cao vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy chính sách và quy định để loại bỏ các công ty thu lợi từ các quá trình công nghiệp gây hại đến môi trường, đi đầu với hai ông lớn Coca-Cola và công ty may mặc Thành Công. 

Từ đó, Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định về sản xuất thân thiện với môi trường, trong đó có chính sách quan trọng sẽ có hiệu lực vào năm 2025 quy định về lượng khí thải nhà kính và kế hoạch cắt giảm khí thải tại các doanh nghiệp. Điều này là một bước tiến quan trọng để loại bỏ những lợi thế không công bằng mà nhiều công ty đã và đang khai thác, ví dụ điển hình như sử dụng nhiên liệu hóa thạch giá rẻ thay vì đầu tư vào công nghệ sạch. 

Theo các giám đốc điều hành ở Việt Nam, khách hàng cũng muốn có một khu vực doanh nghiệp thân thiện với môi trường nhưng họ không sẵn lòng chi trả cho điều đó. Đây là lúc chính phủ phải vào cuộc.

Có một logic kinh doanh đối với nhu cầu này: Các công ty cảnh giác với việc mất khách hàng do chi phí cao hơn, nhưng họ sẽ không gặp bất lợi khi cạnh tranh nếu tất cả đều phải trả những chi phí tương tự để chuyển sang hoạt động xanh.

Trong hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững gần đây của Forbes, Chủ tịch Keppel Joseph Low đã khẳng định rằng, chi phí để tạo ra tính bền vững cho doanh nghiệp là không hề rẻ và công ty đặt mục tiêu giảm lượng khí thải thông qua các bước như lắp đặt thiết bị làm mát và chiếu sáng thông minh trong năm tới. 

Các nhà điều hành đang yêu cầu chính phủ ban hành các chính sách công nghiệp nữa để thúc đẩy hành vi tốt của doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề cần giảm thuế để làm sạch hoạt động sản xuất là điều khá cấp thiết, hiện Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (nhà cung cấp cho Adidas và Columbia Sportswear) đã chuyển sang sử dụng vật liệu hữu cơ và hóa chất an toàn hơn.

Chủ tịch Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công Trần Như Tùng cho biết, là nhà cung cấp sản phẩm cho Adidas và Columbia Sportswear, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng vật liệu hữu cơ và hoá chất an toàn hơn để giảm thiểu lượng hoá chất độc hại sẽ thải ra môi trường trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc phải chuyển sang sản xuất xanh nhưng vẫn phải đảm bảo chi phí không thay đổi hiện đang là một thách thức lớn của công ty. 

Với Coca-Cola, doanh nghiệp này đã kêu gọi một cách tiếp cận kết hợp để đạt được nền kinh tế tuần hoàn một cách tổng thể hơn. Ông Leonardo Garcia - người quản lý đại diện Coca-Cola tại Việt Nam cho biết: “Các chính sách của chính phủ cần phải được thực hiện để đảm bảo rằng chúng ta không chỉ đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng mà còn cả các chính sách”.

Bằng nỗ lực nâng cao ý thức cộng đồng, quản lý nước và chống biến đổi khí hậu bản, thân ông Leonardo Garcia cũng như Coca-Cola đã từ chối mua các sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ môi trường. 

Người quản lý đại diện Coca-Cola tại Việt Nam cho biết thêm, tại Việt Nam doanh nghiệp đã không ngừng đưa ra triển khai nhiều sáng kiến về bao bì sản phẩm nhằm góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Tiêu biểu là việc thay thế chai nhựa PET màu xanh đặc trưng của Sprite bằng chai nhựa trong suốt năm 2021, giúp đơn giản hóa quy trình tái chế Coca-Cola cũng đã ra mắt bao bì chai Coca-Cola 300ml (trừ nắp và nhãn chai) làm từ 100% nhựa tái chế (rPET) trên toàn quốc, giúp cắt giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới mỗi năm.

Ông Leonardo Garcia cho rằng, quy định kiểm kê của Việt Nam sẽ áp dụng đối với các công ty thải ra ít nhất 3.000 tấn carbon mỗi năm. Sau khi có cơ sở dữ liệu, Bộ môi trường sẽ giao cho mỗi công ty một hạn ngạch ô nhiễm trước khi tạo ra một thị trường nơi các công ty có thể mua tín dụng phát thải nếu vượt quá hạn ngạch.

Lucia Nguyễn