Các loại đường cấm ô tô tại Việt Nam và mức phạt

thunguyen

26/12/2019 14:38

Ô tô đi vào đường cấm là lỗi rất phổ biến mà các tài xế hay mắc phải.

Đặc biệt, các bác tài mới chưa thông thạo hết các tuyến đường. Hiểu thế nào là đường cấm và các loại đường cấm ở Việt Nam hiện nay giúp các bác tài tránh vi phạm giao thông.

1. Đường cấm là gì?

Đường cấm là đường không cho phép một hoặc tất cả các phương tiện đường bộ lưu thông. Nếu người điều khiển xe ô tô đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Đường cấm taxi theo giờ (Ảnh: Internet)
Đường cấm taxi theo giờ (Ảnh: Internet)

2. Các loại đường cấm

a, Đường cấm theo giờ:

Mục đích giúp giảm và tránh ùn tắc, đặc biệt vào những khung giờ cao điểm 6h00 - 9h00 và từ 16h30 - 19h00. Loại đường cấm này chỉ áp dụng ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

b, Đường cấm phương tiện:

Đối với loại đường cấm này, có thể cấm một hoặc tất cả các phương tiện đi vào tuyến đường đó. Ví dụ như công trường đang thi công, tuyến đường dành cho khu quân sự, tuyến đường phục vụ chỉ dành riêng cho xe máy...

2. Các mức phạt cho lỗi ô tô đi vào đường cấm

Theo quy định tại khoản 4, điều 5, Nghị định 46/2016 NĐ-CP về quy định mức xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì có 2 mức phạt:

Mức 1: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng

"b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;".

Trong các trường hợp này, tùy vào tình hình thực tế mà các bác sẽ bị xử phạt trong khung phạt này, thường là 1 triệu đồng.

Mức 2: Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng

Đối với hành vi xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc, tài xế bị xử phạt rất nặng cao nhất là từ 7.000.000 đến 8.000.000 triệu đồng.

Ngoài ra, các bác tài có nguy cơ chịu thêm hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo quy định. Đặc biệt, nếu các bác đi vào đường cấm mà gây tai nạn, bạn có thể bị xử tước bằng lái xe 2-4 tháng.

3. Các tuyến đường cấm taxi và xe dưới 9 chỗ ở thủ đô Hà Nội

Hiện tại, ở Hà Nội đang cấm 11 tuyến đường theo khung giờ do Sở giao thông Hà Nội ban hành. Các tuyến phố cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ và taxi cả 2 chiều trong khung giờ từ 6h00 - 9h00 và từ 16h30 - 19h00.

Đối với các tuyến phố cấm 2 chiều mà các bác tài nên ghi nhớ trong các khung giờ cao điểm từ 6h00 - 9h00 và từ 16h30 - 19h00 để tránh bị xử phạt:

- Các tuyến đường Giảng Võ, Trường Chinh, Lê Văn Lương, Khâm Thiên, Láng Hạ, cấm chiều từ Lê Duẩn đi Ô Chợ Dừa. Tuy nhiên, các phương tiện này được hoạt động cả vào thứ Bảy và Chủ nhật (24/24h), trừ ngày lễ.

- Cầu Chương Dương, cấm theo chiều từ Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật từ 6h00 - 9h00 (trừ ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật).

- Phố Hàng Bài - đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt, cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ theo chiều Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt từ 19h00 - 0h00 các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật.

Đối với các đường, phố cấm xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ 24/24h bao gồm các tuyến phố sau:

- Phố Phủ Doãn: Cấm chiều Tràng Thi đến Hàng Bông

- Đường Cầu Giấy - Xuân Thủy: Cấm cả hai chiều

- Ngõ 897 Giải Phóng - cổng vào bến xe phía Nam: Cấm taxi theo chiều từ đường Giải Phóng đi vào bến xe.

Hoàng Vũ

thunguyen
Bạn đang đọc bài viết "Các loại đường cấm ô tô tại Việt Nam và mức phạt" tại chuyên mục Công nghệ.