Lối sống kết nối nhưng không sinh con bùng nổ trên thế giới

Phạm Quân (Theo WJS)

02/11/2023 14:03

Các nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore nằm trong số những nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới bất chấp thực tế rằng đây đều là những vùng có nguồn cội văn hóa Nho giáo, vốn coi trọng việc có con cái để nối dõi gia đình.

Đàn ông Trung Quốc tự triệt sản, theo đuổi lối sống 'thu nhập gấp đôi,  không con | baotintuc.vn

Với cuộc sống ngày càng phát triển, nhiều cặp đôi hiện nay muốn được hưởng thụ sau quãng thời gian vất vả xây dựng sự nghiệp thay vì phải tất bật chăm lo con cái. 

Theo cuộc khảo sát của Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình HongKong, khoảng 28,4% số người được hỏi cho biết không muốn có con, khoảng 40,4% cho biết họ chỉ muốn có 1 đứa và 29,4% nói rằng con số lý tưởng là 2 trẻ.

Vậy xu thế sống không con này là gì mà nhiều người lại cổ xúy đến vậy?

Áp lực cuộc sống

5 việc cần làm ngay để gỡ bỏ áp lực đồng trang lứa | Báo Dân trí

Trên thực tế, lối sống DINK - thu nhập nhân đôi, không có con cái đã du nhập vào Châu Á từ những năm 1980, còn trào lưu này đã tồn tại từ lâu ở Phương Tây.

Theo công bố của một số nghiên cứu, việc có con khiến các cặp đôi chi tiêu thêm 10-20% tại Mỹ và con số này có thể lên tới 50% tại một số quốc gia có chi phí giáo dục, y tế đắt đỏ.

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ, các cặp vợ chồng ở nước này có thu nhập từ trung bình đến cao có thể sẽ chi khoảng 400.000 USD để nuôi một đứa trẻ đến 17 tuổi.

Vì vậy, nhiều gia đình có thu nhập ổn định, có học thức và không muốn lãng phí cuộc đời cho con cái đã quyết định kết hôn mà không sinh con để hưởng thụ cuộc sống.

Họ dùng số tiền kiếm được của cả 2 để chi tiêu cho cá nhân thay vì lo cho con cái. Điểm chung của những gia đình này thường là những hình ảnh khá giả, hay đi du lịch, mua xe sang, nuôi thú cưng…

Vì sao nhiều nơi trên thế giới bùng nổ lối sống kết hôn nhưng không sinh con ?

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Đầu tiên việc không có con giúp gia đình tiết kiệm được một khoản tiền lớn và hai vợ chồng có nhiều nguồn lực hơn để chăm sóc lẫn nhau, quan tâm đến người thân và hưởng thụ cuộc sống.

Tiếp đó việc không có con cái giúp các cặp đôi dễ thở hơn trước áp lực nuôi trẻ, duy trì được sự mặn nồng cũng như hạn chế những cuộc cãi vã. Hãy tưởng tượng đến những lần gia đình muốn đi du lịch nhưng vướng bận con cái, không có thời gian riêng tư, hâm nóng lại tình cảm và kết cục là ly hôn.

Trên thực tế việc lựa chọn không sinh con của nhiều phụ nữ do liên quan đến các cuộc hôn nhân đồng tính hay đơn giản là họ theo phong trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới. Tư tưởng này đặc biệt phát triển ở Châu Á thời gian gần đây khi tư tưởng trọng nam khinh nữ và nối dõi tông đường còn rất nặng.

Tại Hàn Quốc, rất nhiều tổ chức nữ quyền đã ủng hộ lối sống này khi cho rằng phụ nữ tại đây bị coi như chiếc máy đẻ và người hầu trong gia đình. Hình ảnh những người con dâu vất vả trong các dịp lễ Tết bên nhà chồng khi phải bỏ mặc nhà mẹ đẻ là điều khiến rất nhiều nhà hoạt động xã hội phản đối.

Liệu có bất hiếu?

Đàn ông Trung Quốc tự triệt sản, theo đuổi lối sống 'thu nhập gấp đôi, không  con | baotintuc.vn

Tại Mỹ, trào lưu DINK xuất hiện khá nhiều sau những cuộc Đại khủng hoảng người lao động mất thu nhập còn giới trẻ mất việc làm.

Các cuộc khảo sát cho thấy khoảng 50% số người dân Mỹ không có tiền tiết kiệm trong khi chi phí giáo dục thì ngày một tăng, khiến những người như Cựu Tổng thống Barack Obama cũng phải nợ học phí cho đến tận nhiệm kỳ cuối.

Tuy nhiên khi du nhập vào Châu Á, lối sống này gặp phải rất nhiều chỉ trích bất chấp tiêu chuẩn sống ngày một cao tại đây. Những gia đình chọn lối sống DINK thường bị nhận xét là sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, muốn thoát khỏi những trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái.

Ngoài ra, các nhà kinh tế học cho rằng lối sống DINK khiến lực lượng lao động của một quốc gia bị xói mòn, gây suy giảm chi tiêu cũng như mất cân bằng dân số. Các nhà xã hội học thì nhận định con cái thường là mối kết nối của một gia đình và việc thiếu vắng những đứa trẻ dễ khiến tỷ lệ ly hôn cao hơn thay vì thấp đi như mục đích ban đầu.

Bên cạnh đó, việc không có ràng buộc con cái dễ khiến nhiều cặp đôi trẻ chi tiêu quá mức, không lo nghĩ cho gia đình hay có sự ràng buộc về trẻ nhỏ. Nói đơn giản hơn, việc có con và biết lo nghĩ cho gia đình là biểu hiện của sự trưởng thành hơn là một gánh nặng.

Trong khi những người ủng hộ cuộc sống không con cho rằng lối sống này giúp các gia đình có nhiều tiền tiết kiệm hơn thì những người phản đối cho rằng nghĩa vụ con cái chăm sóc cha mẹ là điều thiêng liêng không chỉ về vật chất mà còn tình cảm.

Dẫu vậy cho dù tranh cãi như thế nào thì rất nhiều bạn trẻ lẫn người trung niên hiện nay vẫn theo đuổi cuộc sống kết hôn không sinh con.
 

Phạm Quân (Theo WJS)