Murray Gell-mann, nhà tiên phong của lý thuyết hạt cơ bản, mất ở tuổi 89

dang.pham

26/05/2019 17:19

Murray Gell-mann, chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 1969, người được vinh danh vì đã có công lớn trong việc sắp xếp lại mớ “hỗn độn” của các các hạt cơ bản, vừa mới qua đời hôm 24.5.2019.

Murray Gell-mann, người đã biến đổi vật lý với khả năng phi thường trong việc tìm ra các mô hình vận hành phức tạp ẩn chứa sự chi phối vật chất trong vũ trụ, qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng thành phố Santa Fe, thuộc tiểu bang New Mexico, Mỹ.

Tiến sĩ Gell-Mann tại Viện nghiên cứu California Institute of Technology - Ảnh: Caltech, The New York Times
Tiến sĩ Gell-Mann tại Viện nghiên cứu California Institute of Technology - Ảnh: Caltech, The New York Times

Năm 1961, tiến sĩ Gell-Mann đã tìm ra cách phân loại các cấu trúc nhỏ hơn của các loại hạt cơ bản như proton, neutron và các nhân nguyên tử. Theo phát hiện của Gell-Mann, các hạt cơ bản theo mô hình bảng tuần hoàn hóa học - lý thuyết mở đường bởi Mendeleev vẫn có thể chia thành các thành phần nhỏ hơn nữa. Ông quyết định đặt tên cho chúng là “quark”.

Năm 1969 ông được trao giải Nobel Vật lý cho những lý thuyết nghiên cứu về hạt cơ bản. Phát hiện của Gell-Mann đặt nền móng cho vật ngành vật lý thế giới. Hai thập kỉ trong thời kì của Chiến tranh thế giới thứ II là thời kì vàng của ngành vật lý. “Murray Gell-Mann, nhân vật thống trị những nghiên cứu lý thuyết về các hạt cơ bản trong suốt giai đoạn những năm 1950 và 1960, thời kì với hàng loạt khám phá và thử nghiệm mới của thế giới”, đánh giá của đồng nghiệp giáo sư David Gross, người đạt giải Nobel Vật lý năm 2004.

Cùng với nhà vật lý Richard Feynman, ông được mệnh danh là báu vật của ngành vật lý của Mỹ. “Công việc của chúng tôi là một cuộc chơi đầy thú vị”, ông phát biểu trong ngày nhận giải Nobel Vật lý năm 1969 tại Stockholm, Thụy Điển.

Gell-Mann sinh ngày 15.9.1929 tại Lower Manhattan (New York, Mỹ), trong một gia đình nhập cư từ Đông Âu. Năm 14 tuổi, ông đã nhận học bổng tại Đại học Yale và lấy bằng tiến sĩ năm 22 tuổi tại Viện công nghệ Massachusetts.

Ông kết hôn với người vợ đầu bà J. Margaret Dow, một trợ lý ngành khảo cổ và có hai người con. Sau khi bà Margaret mất vì ung thư, ông đi thêm bước nữa với nhà thơ Marcia Southwick.

Dr. Gell-Mann at the Santa Fe Institute in 2003. He originally wanted to study archaeology or one of the natural sciences, he said,but chose physics “to please the old man.” He added, “My father was absolutely right.” Jane Bernard/Associated Press/The New York Times
Tiến sĩ Gell-Mann tại Viện nghiên cứu Santa Fe Institute in 2003. Ông từng có ý định theo ngành khảo khổ học và tự nhiên học nhưng lại phải chọn vật lý học để chiều ý cha của mình. Sau cùng, ông cho rằng cha mình đã hoàn toàn đúng. Ảnh: Jane Bernard/Associated Press/The New York Times

Trong một cuộc nói chuyện vào năm 2007, tiến sĩ Gell-Mann so sánh các phát kiến của ngành vật lý trong kỷ nguyên hiện tại giống như việc bóc vỏ hành tây. “Mỗi lớp vỏ đều sử dụng các thành phần toán học tương tự, và đưa ra các gợi ý về các sự vật thực tế khách quan có thể được giải thích một ngày nào đó bằng tập hợp của một bộ các quy luật phổ quát”, ông nói.

dang.pham