Chiến lược ổn định kinh doanh

Viện VIM

07/09/2023 10:39

Chiến lược ổn định kinh doanh có nghĩa là hoàn thiện chế độ quản lý của doanh nghiệp, cố gắng nâng cao chiến lược sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường cải tạo và đổi mới kỹ thuật, do đó mà giành được uy tín trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp áp dụng chiến lược ổn định kinh doanh

1. Do thực lực có hạn, doanh nghiệp bằng lòng với thành tựu đã đạt được và mong muốn duy trì doanh nghiệp ở mức đó.

2. Môi trường khách quan không thuận lợi và trước mắt, doanh nghiệp không tìm thấy cơ hội phát triển hơn.

3. Người lãnh đạo mới của doanh nghiệp chưa nắm được đầy đủ điều kiện khách quan và chủ quan của doanh nghiệp nên tạm thời áp dụng chiến lược ổn định kinh doanh, chờ sau khi điều tra, nghiên cứu đầy đủ sẽ có phương châm chiến lược mới.

8a6bf449cca39419512c83a422496837-1694057861.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Các loại chiến lược ổn định kinh doanh

Chiến lược không thay đổi

Trong trường hợp điều kiện khách quan, chủ quan của doanh nghiệp không thay đổi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng chiến lược này và có thể thành công. Nhưng nếu điều kiện khách quan, chủ quan đã có sự thay đổi lớn mà doanh nghiệp vẫn không thay đổi chiến lược thì có thể bị đối thủ cạnh tranh đánh bại.

Chiến lược lợi ích ngắn hạn

Khi một vị giám đốc mới nhậm chức muốn chứng tỏ mình giỏi hơn giám đốc cũ, dùng nhiều biện pháp để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhưng không hiểu rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Chiến lược tạm ngừng

Sau khi doanh nghiệp phát triển nhanh chóng một thời gian, tình hình quản lý trong nội bộ doanh nghiệp tương đối lộn xộn. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt tốc độ phát triển, dành tâm sức giải quyết vấn đề quản lý trong doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển thận trọng

Do không nắm chắc xu thế phát triển tương lai và tình hình kinh tế vĩ mô nên doanh nghiệp phải hành động một cách thận trọng, phát triển bằng những bước nhỏ, không có những thay đổi căn bản và cẩn thận theo dõi sự biến đổi của tình hình.

anh-chup-man-hinh-2023-03-07-luc-142440-1694057895.png
Ảnh minh hoạ.

Ưu, nhược điểm của chiến lược này

Ưu điểm

Chiến lược ổn định kinh doanh có nghĩa là hoàn thiện chế độ quản lý của doanh nghiệp, cố gắng nâng cao chiến lược sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường cải tạo và đổi mới kỹ thuật, do đó mà giành được uy tín trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Khi hoàn cảnh khách quan không thuận lợi, việc áp dụng chiến lược ổn định có thể giúp doanh nghiệp bảo tồn thực lực, tích tụ lực lượng, chờ thời cơ mới để phát triển.

Nhược điểm

Chiến lược này chỉ có thể áp dụng trong thời gian ngắn vì nếu áp dụng trong thời gian dài sẽ làm cho sự phát triển của doanh nghiệp chậm lại.

Khi thực hiện chiến lược ổn định kinh doanh, người lãnh đạo doanh nghiệp thường dành sự quan tâm vào việc điều chỉnh bộ máy nội bộ doanh nghiệp, ít chú ý đến những biến đổi của môi trường khách quan và những cơ hội do sự biến đổi đó tạo ra. Vì vậy, khi chuyển từ chiến lược ổn định sang chiến lược phát triển thường mất nhiều thời gian.

Viện VIM
Bạn đang đọc bài viết "Chiến lược ổn định kinh doanh" tại chuyên mục Khoa học quản lý.