Những nguyên nhân nào buộc doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược thu hẹp?

Viện VIM

04/09/2023 06:14

Sản phẩm của doanh nghiệp khó bán, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước giảm, doanh nghiệp thua lỗ, cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp có rủi ro thất bại...Đây là một trong số những nguyên nhân buộc doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược thu hẹp.

Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp áp dụng chiến lược thu hẹp

1. Sản phẩm của doanh nghiệp khó bán, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước giảm, doanh nghiệp thua lỗ, cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp có rủi ro thất bại.

2. Tình hình kinh tế vĩ mô của thế giới, trong nước sa sút hoặc lạm phát nghiêm trọng, chính phủ thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp gặp khó khăn.

3. Quyết sách của doanh nghiệp có sai lầm lớn, việc phát triển sản phẩm mới thất bại, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, có rủi ro thất bại.

20191208-l7dpwa9cgb1oly06wyypxweo-1693782789.jpeg
Ảnh minh hoạ.

*Các loại chiến lược thu hẹp

Thay đổi chiến lược

Đây là việc sửa chữa chiến lược hiện hành, cố gắng nâng cao doanh số bán hàng (giảm giá, cải tiến phương thức bán hàng, tăng doanh số bán hàng, cải tiến sản phẩm, tăng thêm nội dung phục vụ khách hàng), giảm giá thành (tiết kiệm mọi khoản chi phí, tinh giản bộ máy, giảm bớt chi phí quảng cáo, đẩy nhanh tiến độ thu tiền bán hàng, giảm bớt nhân viên), để chuyển từ tình trạng thua lỗ trạng kinh doanh có lãi.

Chiến lược rút lui

Lúc này, khó khăn của doanh nghiệp đã rất lớn nên phải bán bớt thiết bị không dùng đến, thậm chí bán bớt một vài dây chuyền sản xuất, phân xưởng để vượt qua khó khăn.

Chiến lược thanh lý

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải đình chỉ kinh doanh, bán bớt hoặc chuyển nhượng toàn bộ tài sản để lấy tiền trả nợ. Đây là việc làm khó khăn nhất với doanh nghiệp nhưng thanh lý sớm còn hơn là chờ đến lúc buộc phải tuyên bố phá sản hoặc cứ tiếp tục kinh doanh trong tình trạng thua lỗ.

20191208-r1ybsbq4h2sym8toj7zglgim-1693782807.jpeg
Ảnh minh hoạ.

*Ưu, nhược điểm của chiến lược thu hẹp kinh doanh

Ưu điểm

Khi doanh nghiệp bắt đầu có rủi ro, nếu có thể quyết đoán, thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh, sẽ có thể kịp thời cứu vãn sinh mạng doanh nghiệp, chuyển nguy thành an,
nâng cao hiệu ích doanh nghiệp.

Xét trên góc độ vĩ mô, một số doanh nghiệp kinh doanh kém hoặc vì nguyên nhân khác mà bị phá sản, đó là điều tốt, không phải là điều xấu, bởi vì điều đó sẽ có lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và vòng quay vốn.

Nhược điểm

Khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược này, tinh thần công nhân viên sẽ sa sút, đe dọa sự sống của doanh nghiệp, làm tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Lúc này người lãnh đạo doanh nghiệp phải sáng suốt, quyết đoán vì nếu không kịp thời có quyết định thoả đáng thì có thể khiến cho doanh nghiệp bị phá sản.

Viện VIM