Học viện Kỹ năng VTALK chỉ ra 3 lỗi sai phổ biến nhất khi học Giao tiếp, Thuyết trình không nên theo trên mạng

Nguyễn Thị Thu Thủy

30/06/2023 17:57

Không nên tin hoàn toàn vào các chỉ dẫn kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trên mạng vì có thể khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử khi không thành thạo.

Khi mà Tiếng Anh đang dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc và bão hòa, thì việc luyện tập tốt các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình là điều vô cùng cần thiết để tạo nên sự khác biệt và nâng cao hình ảnh cá nhân, giá trị bản thân trong thời đại mới.

Tuy nhiên, theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - Chủ tịch Tập đoàn NGroup, Nhà sáng lập Học viện Kỹ năng VTALK cho biết: “Các kiến thức hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiện nay tràn lan trên mạng, nhưng không phải là kiến thức dùng được”. Nguyên nhân là do các bộ phận Marketing của các công ty thường sao chép bài viết của nhau rồi chỉnh sửa lại, thiếu chuyên môn và kiểm định. Một số nhóm khác lại dịch các bài viết từ nước ngoài, nhưng không phù hợp với đặc tính ngôn ngữ và ngữ cảnh của người Việt Nam, vì vậy các kiến thức chỉ đa phần mang tính ngọn, không phục vụ cho nhu cầu kỹ năng của người Việt. 

vtalk Ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - Chủ tịch Tập đoàn NGroup, Nhà sáng lập Học viện Kỹ năng VTALK chia sẻ kỹ năng cho học sinh, sinh viên

Chính vì vậy, để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc, Học viện Kỹ năng VTALK đã chỉ ra 3 lỗi sai phổ biến nhất khi học Giao tiếp, Thuyết trình không nên theo trên mạng.

1. Sai lầm vì luyện tập ngôn ngữ cơ thể

Các bài tập về ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt là cách di chuyển cử chỉ 2 tay khi thuyết trình “không cần” được ghi nhớ. Mặc dù có rất nhiều hướng dẫn về cách sử dụng động tác tay trong giao tiếp trên mạng, nhưng theo Học viện Kỹ năng VTALK, không có cái gọi là "chuẩn đúng" trong ngôn ngữ hình thể. Về bản chất, không ai cử động giống nhau cả. Vì vậy ngôn ngữ cơ thể không có "chuẩn đúng". Ví dụ, khi gặp một người, bạn không thể bắt người ta vẫy tay phải để chào, vì có người chào bằng cách vẫy tay trái, có người vẫy 2 tay, tay nào cũng được. Có người không vẫy tay thì vẫn là chào, họ mỉm cười, có người gật nhẹ đầu,... Có rất nhiều động tác cá nhân hóa ở trong đó. Vì vậy việc ghi nhớ các kỹ thuật di chuyển tay khi thuyết trình một cách máy móc như trên mạng là không cần thiết, thậm chí còn tạo sự lúng túng, vụng về, mất tự nhiên. Có những quy tắc khác phù hợp hơn cho bất kỳ nền văn hóa nào khi sử dụng bộ tay trong thuyết trình. Và đặc biệt, có những "chuẩn sai" cần ghi nhớ để tránh mắc phải.

2. Không nên kể chuyện cười

Cười, hay chuyện cười luôn là phương pháp hữu dụng trong bất kỳ tình huống giao tiếp, tạo ấn tượng hay kết thân nào. Tuy nhiên, "kể chuyện cười" lại không phải là phương pháp an toàn trong khi thuyết trình dành cho người mới. Ai cũng thích những câu chuyện mang tính hài hước và dí dỏm. Nhưng không phải ai cũng có năng khiếu pha trò tự nhiên, duyên dáng. Nhất là khi đứng trên sân khấu phải chịu rất nhiều áp lực càng làm cho việc “hài hước” dễ trở nên kém duyên. Chính vì thế, theo Học viện Kỹ năng VTALK, có rất nhiều phương pháp khác nhau an toàn hơn nhiều nhưng vẫn đạt được hiệu quả tương tự dành cho người mới rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Không nên tin hoàn toàn vào các chỉ dẫn trên mạng có thể khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử khi không thành thạo.

Không gian học tập tại Học viện Kỹ năng VTALK với chất lượng Giáo viên hàng đầu

3. Nên ghi ra giấy - thay vì chỉ học ý chính

Theo VTALK, có sự chênh lệch rất lớn giữa những người đã có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuần thục so với những người mới bắt đầu luyện tập. Trong đó, khả năng diễn đạt mạch lạc ngôn ngữ là một trong những trở ngại cực kỳ quan trọng. Nếu người mới luyện tập chỉ đơn thuần học ý chính, thay vì ghi đầy đủ và học thuộc trên giấy, rất dễ để người đó gặp vấn đề khi muốn diễn đạt rành mạch một cách trơn tru và dẫn đến việc thiếu sự liên kết giữa các phần, thiếu câu nối. Muốn đạt được sự trôi chảy về ngôn ngữ, ngoài việc tăng cường đọc sách, Học viện Kỹ năng VTALK cũng đưa ra lời khuyên hoàn toàn trái ngược với những bài viết trên mạng là hãy ghi đầy đủ nội dung ra giấy, “chải chuốt” câu từ và học thuộc kịch bản đó. Điều này sẽ giúp hành văn khi nói của chúng ta mượt mà hơn rất nhiều, cũng như giúp người khác dễ hiểu cách diễn đạt của mình hơn. Việc “nhớ ý chính” chỉ nên được áp dụng khi cách diễn đạt ngôn từ của người nói đã hoàn hảo, hoặc không có thời gian để chuẩn bị cho phần trình bày.

Dự án Hành trình Khởi lửa Hành trang của Học viện Kỹ năng VTALK có sự tham gia của Diễn giả Áo dài tại Đại học Ngoại thương

Điểm khác biệt của VTALK so với các trung tâm kỹ năng khác là chỉ chuyên tập trung chuyên biệt vào duy nhất kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, chứ không đào tạo lan man nhiều nhóm kỹ năng khác. Bởi theo VTALK, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình là một phần quan trọng và đóng vai trò rất lớn trong gần như 90% các kỹ năng còn lại. Minh chứng rõ nhất là các kỹ năng như làm việc nhóm, phản biện, MC, đàm phán,... đều cần tới kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

Học viện Kỹ năng VTALK là Hệ sinh thái Giáo dục chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình có giáo trình chuyên sâu đầu tiên và bài bản nhất tại Việt Nam, dành cho học sinh từ 12-23 tuổi.

Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - Founder (nhà sáng lập) của Học viện Kỹ năng VTALK cho biết: “Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết trình mà chúng tôi đào tạo không chỉ đơn thuần là việc tỏa sáng trên sân khấu. Điều chúng tôi hướng tới là việc các học viên của mình có khả năng ứng dụng kỹ năng giao tiếp, thuyết trình vào cuộc sống, giúp nâng cao kết quả học tập, tự tin làm chủ ngôn ngữ và thể hiện được bản thân mình mọi lúc, trong mọi công việc - bất kỳ đâu cũng là “sân khấu” cho học viên VTALK. Chính vì thế mà giáo trình của chúng tôi được nghiên cứu rất chuyên sâu và bài bản dành riêng cho mảng giao tiếp, thuyết trình này”.

Được biết, Học viện Kỹ năng VTALK còn có phòng Tham vấn Tâm lý miễn phí dành cho học viên mọi lúc khi có nhu cầu, và VTALK cũng đồng thời sáng lập dự án phi lợi nhuận “Hành trình Khởi lửa Hành trang” giúp kết nối các chuyên gia hàng đầu trong mọi lĩnh vực đến với sinh viên, học sinh trên toàn quốc. 

Nguyễn Thị Thu Thủy