Những điều mà người làm chủ cần nên biết trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Thảo Hương (tổng hợp)

01/08/2023 14:24

Văn hoá doanh nghiệp là giá trị cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là nền tảng, giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt trong các hoạt động kinh doanh, cũng như kết quả tuyển dụng. Để có thể nắm bắt và tạo dựng một văn hóa cho riêng doanh nghiệp, thì quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là thứ bạn cần nắm rõ.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là những giá trị văn hoá được xây dựng và hình thành trong doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp sẽ được thể hiện thông qua hành vi, niềm tin, thái độ, cách thức xử lý công việc của nhân viên… 

Ngoài ra, văn hoá doanh nghiệp còn được thể hiện qua những tiểu tiết nhỏ nhặn như: trang phục đi làm của nhân viên, giờ làm việc, địa điểm làm việc, chế độ đãi ngộ của nhân viên, lương thương, doanh thu, dịch vụ khách hàng, hoạt động xã hội, sự kiện nội bộ,… Văn hoá doanh nghiệp sẽ được chỉnh sửa và phát triển theo thời gian. Tính cách, và năng lực của nhân viên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến văn hoá doanh nghiệp.

Phương pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ giữ chân doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng thành công những nhân tài tiềm năng chất lượng và phù hợp nhất. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn, và được thực hiện đồng bộ tại các cấp của doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần được điều chỉnh và xem xét mỗi năm.

closeup-diverse-people-joining-their-hands-1-1-1690454208.jpeg
 

Xác định rõ ràng mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới

Tuỳ vào mỗi mục tiêu về kết quả kinh doanh, cũng như cách xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp muốn hướng đến, chiến lược xây dựng văn hoá doanh nghiệp sẽ phản ánh đúng điều đó.

Khi đã xác định chúng một cách rõ ràng và rành mạch thì sẽ đưa ra được chiến lược để xây dựng văn hoá công ty trong thời gian sắp tới. Ví dụ cân nhắc xem trong thời điểm hiện tại thì phương hướng đầu tư nên tập trung vào cơ sở vật chất, con người hay là xây dựng văn hóa nhằm hướng tới tăng mức độ trải nghiệm với khách hàng. 

Xác định rõ ràng giá trị cốt lõi đưa tới thành công

Có thể khẳng định rằng đây chính là bước cơ bản nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải tạo lập được một hệ thống những tiêu chuẩn, giá trị cốt lõi để đó chính là thước đo cho những hành vi, quá trình định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi doanh nghiệp ấy phải được xác định một cách cẩn trọng để đảm bảo rằng theo thời gian nó vẫn trường tồn. 

Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn xác định rõ ràng rằng khách hàng chính là giá trị cốt lõi trong quá trình phát triển doanh nghiệp thì tốc độ giao hàng, thái độ tư vấn của nhân viên, các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước trước và sau khi mua hàng cần phải được chú trọng đầu tư trong tương lai. 

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi-800x370-1690454251.jpeg
 

Tự đánh giá và tiến hành cải thiện

Có thể nói đây chính là một bước cực kỳ khó khăn với mỗi doanh nghiệp bởi văn hoá doanh nghiệp không phải là một thứ hữu hình, ngay lập tức có thể chạm thấy và cảm nhận được nên thường bị nhầm lẫn với các tiêu chí đánh giá. Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp thật thành công cần phải nhìn lại thành tựu đã đạt được trong hành trình ấy. Công ty đã đạt được những gì, nhân viên đã đóng góp ra sao, thái độ phục vụ khách hàng có tốt không, tính kỷ luật trong doanh nghiệp có đang được phát huy không. 

Từ đó để phát huy những điểm mạnh trong văn hoá và cải thiện khắc phục những điểm yếu. Những lỗ hổng trong văn hoá doanh nghiệp luôn tồn tại. Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp vững chắc thì cần phải tìm ra lỗ hổng, thiếu sót, kịp thời điều chỉnh. Bước này cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo rằng văn hoá doanh nghiệp luôn phát triển theo đúng những mục tiêu chiến lược đã đề ra. 

Xác định rõ vai trò của lãnh đạo 

Trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Người đi đầu, dẫn dắt luôn cần phải chỉnh chu từ nếp sống, phong cách làm việc. Có như vậy thì văn hoá công ty mới có thể khởi sắc. Một lãnh đạo tốt và giỏi sẽ giúp cho nhân viên của mình có thể hiểu đúng họ cần làm gì và thay đổi những gì để hoà nhập và đưa công ty phát triển. Lãnh đạo sẽ là người mang sứ mệnh định hướng tầm nhìn, giúp nhân viên xóa tan những sợ hãi hay rào cản thách thức. 

Vì vậy người lãnh đạo của một doanh nghiệp cần phải xác định rõ được vai trò của mình để đưa văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên phát triển hơn nữa. 

Lên kế hoạch hành động chi tiết

Sau khi đã hoàn thành những bước trên thì một trong những bước đóng vai trò vô cùng quan trọng đó chính là đưa ra một bản kế hoạch cụ thể. Trong đó sẽ cần phải bao gồm những mục tiêu chính, các mốc quan trọng, những hoạt động cụ thể cần phải làm. Ngoài ra cũng cần phải xác định rõ trong từng thời điểm, đâu sẽ là nhân tố được ưu tiên, đâu là những điểm cần phải tập trung nỗ lực. Đặc biệt là thời hạn để hoàn thành cũng cần phải được xác định một cách rõ ràng. 

attractive-businesswoman-holding-meeting-2-1690454312.jpeg
 

Tạo động lực cho nhân viên

Cơ bản trong mỗi kế hoạch chiến lược đều sẽ dẫn tới những thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Dù những thay đổi này lớn hay nhỏ thì đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên. Vì vậy nên cần phải để nhân viên hiểu rõ những thay đổi trong văn hoá doanh nghiệp sẽ đem tới những lợi ích thực tế nào đối với chính họ, sau đó là với doanh nghiệp. Chỉ khi hiểu được thì nhân viên mới có được động lực thay đổi. 

Động lực thay đổi có thể được tiến hành bằng việc thiết lập một chế độ khen thưởng phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Những phần thưởng dành cho những nỗ lực phát triển, những lời động viên tới đúng lúc chính là động lực vô cùng mạnh mẽ giúp nhân viên có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt đẹp. 

Thiết lập chế độ khen thưởng

Một văn hóa doanh nghiệp có tồn tại vững bền và nhận được sự trung thành của nhân viên thì chế độ khen thưởng không thể thiếu. Khen thưởng đó là cách để công nhận tài năng, sức lực của nhân viên đó  cũng như là động lực để họ có thể phát huy tiềm lực của mình. Một nhân viên được khen thưởng sẽ là tiền đề cho những nhân viên khác cố gắng phấn đấu. Vô hình trung sẽ tạo nên sự chuyển biến to lớn trong chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên. Mặt khác, đây là một cách tốt để truyền thông văn hóa doanh nghiệp ra bên ngoài thông qua những hình ảnh khen thưởng, động viên thiết thực. 

Thảo Hương (tổng hợp)