Những kỹ năng cần biết để đưa ra một quyết định đúng đắn

Thảo Hương (tổng hợp)

10/07/2023 09:52

Trong quản lý, việc đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời rất quan trọng. Quyết định đúng có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển và ổn định. Tuy nhiên, người đưa ra quyết định cũng cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Từ đó sẽ có những quyết định đúng đắn hơn trong công việc và cuộc sống.

Xác định vấn đề

Để xác định được vấn đề đang gặp phải, bạn cần tự trả lời các câu hỏi:

  • Vấn đề ở đây đang là gì?
  • Đây có thực sự là vấn đề cần giải quyết hay không?
  • Mục đích sau khi xử lý vấn đề là gì?

Và trong quá trình xử lý vấn đề thì các quyết định sẽ dần được định hình.

Căn cứ khoa học toàn diện

Để đưa ra được quyết định đúng đắn, việc trước tiên nhà quản lý cần phải có những căn cứ khoa học về vấn đề. Khi nhìn nhận và đánh giá hiệu quả về tính khả thi. Khi biết mọi thông tin của vấn đề, nắm bắt được tình huống cụ thể, và  đánh giá được rủi ro và cơ hội của quyết định.

Các quyết định và nội dung đó chưa được áp dụng trên thực tế. Nhưng bằng năng lực để lựa chọn cũng như chỉ đường cho doanh nghiệp. Nhà quản lý sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế mang lại hiệu quả. Khi đó mới phản ánh với năng lựa họ có và thể hiện trong việc làm thực tế.

ky-nang-ra-quyet-dinh-la-gi-16801684782010-1687849627.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Tổng hợp các giải pháp khả thi

Có rất nhiều các giải pháp sẽ được đưa ra khi một vấn đề xuất hiện. Các giải pháp này có thể là kết luận do tự mình đưa ra hoặc từ việc tham khảo ý kiến của người khác.

Tuy nhiên, từ bước phân tích và nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ phải loại bỏ các giải pháp bất khả thi.

Giải pháp khả thi phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Giải quyết được vấn đề đang đưa ra.
  • Phù hợp với những điều kiện hiện có.
  • Các giải pháp được kiểm soát và hạn chế được tối đa những tác động bất ngờ không mong muốn.

Lưu ý: Bạn nên đưa ra những tiêu chuẩn nhất định khi tìm kiếm giải pháp, để tránh tình trạng bị loạn do có quá nhiều giải pháp được đưa ra.

Đảm bảo tính thống nhất

Khi đưa ra quyết định, quản lý cần phải căn cứ vào định hướng và mục tiêu chung của tập thể, doanh nghiệp. Với nhu cầu, lợi thế hay các tiềm năng. Tức là đánh giá với các khả thi trong hoạt động doanh nghiệp thực hiện. Tính thống nhất giữa các quyết định đưa ra là quan trọng để mọi hành động, công việc đều đi theo chủ trương chung. Từ đó đảm bảo cho chất lượng phản ánh.

Quyết định đúng thẩm quyền

Không phải ai cũng có quyền để ra quyết định. Người lãnh đạo trong tư duy và định hướng phát triển doanh nghiệp mới có quyền. Cũng như mang đến trách nhiệm trong dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng kinh doanh. Người quản lý có đủ thẩm quyền mới được đưa ra quyết định và cũng chịu trách nhiệm về quyết định của mình với tổ chức hay pháp luật. Mang đến ràng buộc cũng như lựa chọn tốt nhất vì doanh nghiệp.

Phải ngắn gọn, kịp thời, chính xác

Quyết định được đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Mang đến các tinh thần cũng như thuyết phục nhân viên trong định hướng chung. Để việc tiếp nhận và thực hiện được thống nhất. Hướng đến đích chung cho mọi cố gắng và nỗ lực.

Có rất nhiều trường hợp do tình huống cấp bách, mà việc ra quyết định cần kịp thời, đúng thời điểm. Nó cũng phản ánh cho năng lực đánh giá, nhìn nhận và nắm bắt của người quản lý. Trong đó, liều lĩnh cũng phải gắn với khả thi có thể. Bên cạnh những nỗ lực cần thiết. Nhà quản lý cần rèn luyện sự quyết đoán để đưa ra được quyết định chính xác trong mọi tình huống bất ngờ, tránh sai lầm. Tìm kiếm hiệu quả các lợi ích cho doanh nghiệp. Cũng như hướng đến nhân viên và lực lượng lao động nói chung.

ky-nang-dua-ra-quyet-dinh-chuan-xac-1687849665.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Phải có tính pháp lý

Mỗi quyết định được đưa ra phải đáp ứng việc đúng theo quy định pháp luật. Với các bảo đảm tuân thủ. Và dựa trên các tinh thần pháp luật để có được hướng đi chắc chắn, được luật bảo vệ. Dựa trên những quy định, quyết định, luật lệ,… đã ban hành và đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm đó. Mang đến các chắc chắn cho các bước đi. Cũng như xây dựng và củng cố niềm tin trong hoạt động của nhân viên. Tuyệt đối không đưa ra những quyết định trái với quy định của pháp luật.

Kiểm tra và tổng kết kết quả

Khi quyết định được thực hiện, bạn nhớ luôn theo sát kiểm tra việc thực thi quyết định, tiến độ hành động. Nếu có những vấn đề sai phạm hoặc chậm trễ thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

Và khi có kết quả, bạn hãy tổng kết lại để xem quyết định được đưa ra có chính xác hay không, và nếu không thì vấn đề nằm ở đâu. Đây sẽ là bài học quý giá cho những lần ra quyết định sau của bạn đấy.

Thảo Hương (tổng hợp)