Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp sản xuất

Mai Phương

06/09/2023 16:49

Ngày 06/9, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Thành Phố Hà Nội (SCE) phối hợp cùng Công ty TNHH 1C Việt Nam, Hiệp Hội Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam (VASI) đã tổ chức thành công Hội thảo “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất”. Đây là chương trình nhằm định hướng và gợi ý những chiến lược, hướng đi tối ưu vận hành, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành sản xuất.

hoi-thao-toi-uu-van-hanh-giam-thieu-chi-phi-pld-1693991162.jpg

Hội thảo “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất” do 1C Việt Nam phối hợp cùng SCE và VASI tổ chức.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tính đến tháng 6/2023 đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát. Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kì năm 2022, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011 - 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.

Mặc dù vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vấn đề về tài chính bởi giá nguyên vật liệu nhập khẩu ở mức cao dẫn tới giá cả hàng hóa tăng, trong khi sức mua của nền kinh tế cả trong nước và thế giới đều suy giảm. Điều này gây ra khó khăn về đầu ra tiêu thụ sản phẩm do thiếu đơn hàng, khiến các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn khi thiếu vốn để vận hành sản phẩm, dẫn tới sản xuất giảm sút.

Một số doanh nghiệp ngày càng bộc lộ rõ hơn tình hình tài chính suy yếu, không có phương án kinh doanh khả thi nên cũng không thể vay vốn, các nguồn vốn thị trường như trái phiếu, chứng khoán và thị trường bất động sản khôi phục chậm, thậm chí đi xuống hoặc đứng im. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dòng tiền của các công ty đã cạn kiệt sau hơn 2 năm dịch bệnh, đặc biệt với khu vực doanh nghiệp tư nhân. 

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo GCCI nhận định tại Hội thảo: “Những vướng mắc thường gặp về quản trị tài chính của doanh nghiệp sản xuất bao gồm: (i) Chưa xác định được định mức sản xuất (không tính, tính nhưng không đầy đủ, xác định hao hụt…). (ii) Chưa có quy trình đầy đủ và bài bản cho các khâu liên quan mật thiết đến quản trị tài chính (VD: quy trình kiểm soát kho, quy trình tạm ứng/thanh toán, quy trình thanh toán nhà cung cấp nguyên vật liệu, quy trình thu hồi công nợ…). (iii) Quản lý dòng tiền kém gây thiếu hụt nguồn vốn sản xuất. (iv) Chưa biết cách lập dự án đầu tư. (v) Chưa quan tâm hoặc coi nhẹ 7 loại lãng phí trong sản xuất, không tập trung cải tiến sản xuất thường xuyên, liên tục.” 

ba-nguyen-thi-thanh-huyen-pld-1693991162.jpg

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo GCCI chia sẻ tại chương trình.

Hiện nay hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, càng trở nên hạn chế về năng lực vốn và khó về tài sản đảm bảo. Do vậy, ưu tiên hàng đầu của các công ty, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất là việc tối ưu chi phí trong sản xuất và vận hành. Bài toán khó này có thể được giải quyết nếu như doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh sản xuất.

Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Ánh – Chuyên gia cấp cao tư vấn triển khai giải pháp chuyển đổi số của 1C Việt Nam đã đưa đến phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể 1C:Company Management – giải pháp mở với các tính năng linh hoạt để tự động hóa công tác quản trị doanh nghiệp ở các mô hình khác nhau. Thông qua đây, các doanh nghiệp có thể hiệu quả quản lý và chuẩn hóa thông tin, cùng việc tối ưu nguyên vật liệu bằng cách kiểm soát tồn kho thành phẩm, xác định thời gian cho các lệnh sản xuất hợp lý.

Điều này giúp định lượng chính xác nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, từ đó tránh lãng phí và giới hạn tình trạng hàng lỗi và thừa. Đặc biệt có thể quản lý cung ứng vật tư một cách chặt chẽ, phát hiện hàng tồn kho tối đa - tối thiểu để dự phòng vật tư, thông báo ngày cần vật tư để có thể bổ sung; tự cân đối để tạo đặt đơn hàng mới, tiết kiệm nguồn nhân lực và không mắc phải tình trạng đặt quá nhiều, dẫn tới hàng tồn trong kho. Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng kiểm soát thông tin vật tư trong kho trước khi vào quy trình sản xuất, sử dụng ứng dụng quét mã vạch, seri để quản lý kho bãi một cách khoa học và tối ưu khả năng lưu trữ. 

ong-hoang-van-anh-pld-1693991163.JPG

Ông Hoàng Văn Ánh đại diện cho 1C Việt Nam chia sẻ về giải pháp 1C:Company Management.

Ngoài ra, ông Ánh còn cho biết: Giải pháp 1C:Company Management còn có khả năng thúc đẩy hoạt động liên phòng ban trong quy trình vận hành, kết nối tất cả bộ phận Bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tới 60% năng suất vận hành, giảm thiểu sai sót và đạt hiệu quả công việc cao hơn. Sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban thể hiện từ thời điểm thu mua nguyên vật liệu cho tới thành phẩm, quản lý quy trình bán hàng từ thời điểm ghi nhận đơn hàng của khách, tiến trình giao hàng, thời gian giao hàng, nhận hàng bán bị trả lại. Phần mềm có thể hiển thị số lượng hàng hóa trong kho để bộ phận kinh doanh nắm bắt, và tự động thông báo về bộ phận thu mua. Nhờ tính năng phân quyền Bộ phận kho, vận chuyển cũng như những bộ phận khác sẽ dễ dàng tìm kiếm sản phẩm hơn.

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp đã sử dụng 1C:Company Management thì tất cả các tính năng của giải pháp là phù hợp, có thể tùy chỉnh theo yêu cầu đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo sự thuận tiện cho người sử dụng. Việc đồng nhất dữ liệu trên cơ sở phần mềm cho phép doanh nghiệp có thể quản trị theo mô hình tổng công ty, tập đoàn với nhiều các đơn vị công ty con, các chi nhánh… 

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ (hay còn gọi là chuyển đổi số) vào doanh nghiệp sản xuất mang lại rất nhiều lợi ích như cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành, tăng khả năng phục hồi, xác định tiết kiệm chi phí, giúp các CEO giải được bài toán khó trong thời kỳ kinh tế vĩ mô nhiều thách thức, hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi và tạo nền móng vững chắc hướng tới phát triển bền vững.

Nhằm phát huy vai trò của xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đại diện SCE (đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) – bà Trần Thị Trang cho biết: “Trong thời gian sắp tới, SCE sẽ hỗ trợ tích cực giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công với một số định hướng cụ thể như tổ chức 50 khoá đào tạo về các kiến thức cho doanh nghiệp liên quan đến chuyển đổi số; tổ chức 30 khoá đào tạo trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến; tư vấn cho 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa về giải pháp chuyển đổi số; tổ chức truyền thông cho các doanh nghiệp điển hình về chuyển đổi số, doanh nghiệp có công nghệ nền tảng chuyển đổi số nổi bật.” 

ba-tran-thi-trang-pld-1693991163.jpg

Bà Trần Thị Trang – đại diện Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Thành Phố Hà Nội chia sẻ về những định hướng sắp tới.

Nhằm tránh sai sót, tiện lợi hơn xác định đầu vào tiêu chuẩn trong sản xuất, phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể 1C:Company Management ứng dụng định mức nguyên vật liệu (B.O.M động). B.O.M tự động hóa các định lượng, dự toán chính xác nguyên vật liệu đầu vào dựa trên các thông số kích thước của sản phẩm. Căn cứ vào định mức B.O.M động này mà hệ thống sẽ tự động tính toán toàn bộ nhu cầu vật tư cần có để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm tạo lệnh sản xuất chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực và không lãng phí nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng B.O.M để đo lường, cân đối nguyên vật liệu và xác định cung ứng với đối tác. Hiện nay, B.O.M đóng vai trò là cốt lõi của bất kỳ quy trình sản xuất nào vì nó cung cấp tất cả thông tin cần thiết để vận hành một bộ phận. 

Mai Phương