Thách thức ngoại thương

dang.pham

24/04/2019 11:41

Năm 2018, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì độ mở lớn, tuy nhiên toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá tỏ ra kém hiệu quả về thời gian và chi phí thực hiện.

Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam năm 2018 giảm 6 bậc, từ vị trí 94 xuống vị trí 100, theo một công bố cuối tháng 3 của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Chỉ số này do Ngân hàng Thế giới (World Bank) thực hiện nhằm đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
Chỉ số này do Ngân hàng Thế giới (World Bank) thực hiện nhằm đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.

Những vấn đề liên quan đến thủ tục và quy trình khiến cho chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam trong năm 2018 xếp sau Lào và Malaysia, các nước đã thực hiện nhiều cải cách hiệu quả theo đánh giá của World Bank.

Những nỗ lực từ cơ quan Hải Quan giúp thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu lần lượt giảm 3 giờ và 6 giờ, chi phí làm thủ tục tại cửa khẩu cũng giảm 19 USD so với năm trước đó. Tuy nhiên, tính chung thời gian và chi phí của toàn bộ quá trình đều tụt hạng.

Thời gian chuẩn bị và xử lý hồ sơ xuất nhập khẩu của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành là rất lớn, chiếm tới 61% đối với hàng nhập và 46%. Ngoài ra, quá trình lưu kho tại cảng, logistics và bên xếp đỡ cũng đang chiếm một khoảng thời gian lớn. Xét tổng chi phí xuất nhập khẩu qua biên giới, quá trình xếp dỡ và lưu kho đang chiếm tới 64% đối với hàng nhập và 63% đối với hàng xuất.

Tổng cục Hải Quan nhận định, số lượng hàng hóa phải kiểm tra còn chiếm tỉ trọng lớn, việc kiểm tra thực hiện thủ công. Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, các hệ thống cảng kho bãi chưa phát huy hết công suất làm chi phí logistics tăng cao. Tại một số địa phương, dù có nhiều kho bãi lớn, nhưng “nằm rải rác, dàn trải, không có định hướng cụ thể” nên hiệu quả kinh doanh của nhiều kho bãi không hiệu quả, không tương xứng với nguồn lực đầu tư. Riêng đối với cảng Cát Lái, cảng có lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước, nhưng hạ tầng thiếu đồng bộ, kết nối, tình trạng kẹt xe nhiều giờ trên trục Đồng Văn Cống (quận 2), Nguyễn Văn Linh (quận 7) đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp đẩy chi phí logistics tăng cao.

Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước lập kỷ lục, đạt hơn 480 tỉ USD năm 2018. Theo tính toán của Tổng cục Hải Quan, chỉ số độ mở của nền kinh tế Việt Nam, tức tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa/GDP, trong năm 2018 ước tính đạt gần 200%.

Nghị quyết 02 do Chính phủ ban hành đầu năm nay xác định mục tiêu cụ thể về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới cho 3 năm (2019-2021), phải giảm được 10-15 bậc, phấn đấu đến năm 2021, Việt Nam đứng ở thứ hạng 85/190 về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới.

Minh Tâm

dang.pham
Bạn đang đọc bài viết "Thách thức ngoại thương" tại chuyên mục Khoa học quản lý.